Đường dẫn truy cập

Nhạc sĩ Angelique Kidjo nhận giải thưởng của Ân xá Quốc tế


Nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy Angelique Kidjo cho biết cô các quốc gia châu Phi đang vật lộn với tham nhũng có thể giải quyết vấn đề của họ thông qua các phương tiện dân chủ.
Nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy Angelique Kidjo cho biết cô các quốc gia châu Phi đang vật lộn với tham nhũng có thể giải quyết vấn đề của họ thông qua các phương tiện dân chủ.

Nhạc sỹ người Benin nổi tiếng thế giới Angelique Kidjo cùng với 3 phong trào hoạt động vì tuổi trẻ châu Phi đã nhận giải thưởng nhân quyền cho các việc làm của họ để bảo vệ tự do ngôn luận và biểu tình ôn hòa.

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế hôm 4/5 đã công bố những người nhận giải thưởng, ca ngợi Kidjo và các nhóm Y'en a Marre (Chán Nản), le Balai Citoyen (Cây chổi của Công dân), và Lutte pour Changement (LUCHA) về hoạt động của họ ở châu Phi và trên thế giới. Ân xá Quốc tế cho biết giải thưởng này tôn vinh những người thể hiện sự dũng cảm phi thường khi đứng lên chống lại bất công, cũng như những người sử dụng tài năng của mình để truyền cảm hứng cho những người khác và tiếp tục thúc đẩy nhân quyền.

Với tên chính thức là Giải thưởng Đại sứ Lương tâm, giải thưởng này từng được trao cho các nhà lãnh đạo trên thế giới như Vaclav Havel, Nelson Mandela, và bà Aung San Suu Kyi, cũng như các nghệ sĩ Bono, Joan Baez, và Ngải Vị Vị.

Lan truyền ý tưởng thông qua âm nhạc

Angelique Kidjo trốn khỏi Benin năm 1980 sau khi bị sức ép phải biểu diễn cho chế độ độc tài trong nước. Nổi tiếng từ trước khi rời khỏi quê hương, Angelique đã trở nên nổi tiếng thế giới về cả lĩnh vực âm nhạc lẫn các hoạt động nhân quyền. Đồng thời với việc ghi âm và biểu diễn các bản nhạc đậm chất châu Phi và Mỹ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Angelique cũng hoạt động để thúc đẩy tự do ngôn luận, giáo dục cho phụ nữ trẻ, và giấy khai sinh cho trẻ em.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 năm ngoái với Ban Pháp ngữ phát sang châu Phi của đài VOA, Angelique nói âm nhạc giúp cô lan truyền thông điệp về tự do và nhân phẩm. Cô nói: "Tôi không thể thực sự hiện diện trong nhà của mọi người - âm nhạc của tôi sẽ ở đó. Và đó là sức mạnh của một nghệ sĩ, so với một chính trị gia. Bởi vì không ai có thể đọc một bài phát biểu tuyệt vời bằng những bản nhạc mà chúng ta có thể đưa vào một đĩa CD".

Nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy cho biết cô không muốn trở thành một chính trị gia, song cô hy vọng các quốc gia châu Phi đang vật lộn với tham nhũng có thể giải quyết vấn đề của họ thông qua các phương tiện dân chủ. Angelique nói: "Ngày mà người dân - những người dân châu Phi - đứng dậy và nói 'chúng tôi chán nản về sự ngu ngốc này' chính là ngày tất cả mọi người kết hợp lại với nhau, những người sẽ quyết định, không phải là tôi".

Phát biểu trước lễ trao giải ngày 28/5, cô Angelique nói rằng giải thưởng "sẽ tiếp sinh lực cho tôi tiếp tục nói thẳng về các vấn đề nhân quyền quan trọng trong thời đại chúng ta".

Nhạc sỹ Angelique nói rằng giải thưởng 'sẽ tiếp sinh lực cho tôi tiếp tục nói thẳng về các vấn đề nhân quyền quan trọng trong thời đại chúng ta'.
Nhạc sỹ Angelique nói rằng giải thưởng 'sẽ tiếp sinh lực cho tôi tiếp tục nói thẳng về các vấn đề nhân quyền quan trọng trong thời đại chúng ta'.

Hoạt động nhân quyền ở cấp cơ sở

Cũng nhận được giải thưởng là một nhóm chơi nhạc rap và các nhà báo người Senegal, những người khuyến khích thanh niên đăng ký bỏ phiếu. Nhóm có tên Y'en a marre, nghĩa là Chán Nản, đã tích cực giảng dạy phương pháp biểu tình ôn hòa và kêu gọi chính phủ thực hiện cải cách đất đai, một vấn đề quan trọng đối với người nghèo nông thôn.

Nhóm le Balai Citoyen, nghĩa là Cây chổi của Công dân, ở Burkina Faso là một phong trào do nghệ sĩ nhạc reggae Sams'K Le Jah và nghệ sĩ nhạc rap Smockey (Serge Bambara) đồng sáng lập. Nhóm đã tích cực nâng cao nhận thức của cử tri và dạy thanh niên lên tiếng về tham nhũng và minh bạch chính trị.

Phát biểu về giải thưởng, Smockey nói: "Xin nói với tất cả những ai đã đặt niềm tin vào chúng tôi và những ai đã đọc thấy được qua các hoạt động của chúng tôi về cam kết đấu tranh chống lại bất công: chúng tôi muốn khẳng định lại rằng niềm tin của chúng tôi vẫn mạnh mẽ và không lay chuyển như ước mơ của chúng tôi".

Còn Lutte pour Changement, gọi tắt là LUCHA, đóng tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo, ở đó nhóm hoạt động có nền tảng cộng đồng tập trung vào các vấn đề xã hội, nhân quyền, và bảo vệ thường dân khỏi các nhóm vũ trang. Chín nhà hoạt động gắn với nhóm đã bị giam giữ ở CHDC Công và được Tổ chức Ân xá coi là tù nhân lương tâm.

Với tên chính thức là Giải thưởng Đại sứ Lương tâm, giải thưởng này từng được trao cho các nhà lãnh đạo trên thế giới như bà Aung San Suu Kyi.
Với tên chính thức là Giải thưởng Đại sứ Lương tâm, giải thưởng này từng được trao cho các nhà lãnh đạo trên thế giới như bà Aung San Suu Kyi.

Hồi tháng 2, Tổ chức Ân xá đã kêu gọi chính phủ CHDC Conggo thả các nhà hoạt động của LUCHA. Tổ chức Ân xá đã ra tuyên bố gọi việc bắt giữ họ vì đã biểu tình ôn hòa "là một dấu hiệu rõ ràng về các cuộc tấn công ngày càng tăng đánh vào tiếng nói độc lập và xã hội dân sự" tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tổ chức Ân xá sẽ tổ chức một buổi lễ trao giải vào ngày 28/5 tại Dakar, Senegal.

Nhạc sĩ Angelique Kidjo nhận giải thưởng của Ân xá Quốc tế
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:39 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG