Một vấn đề kỹ thuật xảy ra vào phút chót đã khiến cho Nhật Bản ngưng việc phóng một rốckết mới mà họ hy vọng có thể sử dụng như một phương tiện nhanh chóng và rẻ tiền để đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Cơ quan Không gian Nhật Bản cho biết vụ phóng được tự động ngưng lại ngày hôm nay, chỉ còn 19 giây đếm lùi, sau khi rốckết phát hiện một vấn đề về định vị.
Rốckết Epsilon, dùng nhiên liệu đặc, lớn chỉ bằng một nửa và giá bằng một phần ba rốckết trước đây của Nhật Bản là rocket H2A dùng nhiên liệu lỏng.
Rốckết mới được thiết kế để có thể lắp ráp trong vòng một tuần và được phóng đi trong lúc chỉ sử dụng một hay hai máy vi tính xách tay tại một trung tâm có dưới 10 nhân viên.
Rốckết Epsilon 3 tầng dự trù được dùng để phóng viễn vọng kính không gian SPRINT-A, được thiết kế để quan sát các hành tinh khác.
Tokyo hy vọng sử dụng việc phóng Epsilon thành công để giúp Nhật Bản cạnh tranh tốt hơn trên thị trường phóng rốckết quốc tế.
Các giới chức Nhật Bản hiện đang làm việc để xác định vấn đề liên hệ đến vụ phóng thất bại ngày hôm nay. Họ chưa ấn định ngày phóng lại.
Cơ quan Không gian Nhật Bản cho biết vụ phóng được tự động ngưng lại ngày hôm nay, chỉ còn 19 giây đếm lùi, sau khi rốckết phát hiện một vấn đề về định vị.
Rốckết Epsilon, dùng nhiên liệu đặc, lớn chỉ bằng một nửa và giá bằng một phần ba rốckết trước đây của Nhật Bản là rocket H2A dùng nhiên liệu lỏng.
Rốckết mới được thiết kế để có thể lắp ráp trong vòng một tuần và được phóng đi trong lúc chỉ sử dụng một hay hai máy vi tính xách tay tại một trung tâm có dưới 10 nhân viên.
Rốckết Epsilon 3 tầng dự trù được dùng để phóng viễn vọng kính không gian SPRINT-A, được thiết kế để quan sát các hành tinh khác.
Tokyo hy vọng sử dụng việc phóng Epsilon thành công để giúp Nhật Bản cạnh tranh tốt hơn trên thị trường phóng rốckết quốc tế.
Các giới chức Nhật Bản hiện đang làm việc để xác định vấn đề liên hệ đến vụ phóng thất bại ngày hôm nay. Họ chưa ấn định ngày phóng lại.