BẮC KINH —
Nhật Bản đã cắt giảm sản lượng tại một số nhà máy tại Trung Quốc vào lúc căng thẳng tăng cao về một nhóm đảo trong vùng biển Ðông Trung Hoa. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant gửi về bài tường thuật sau đây.
Sản lượng tại nhiều nhà máy của Nhật Bản tại Trung Quốc đã ngưng hoặc chậm lại sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc. Nissan, hãng chế tạo xe hơi hàng đầu của Nhật Bản ở Trung Quốc, cho biết sản lượng tại nhà máy liên doanh của họ ở Trung Quốc sẽ ngưng 3 ngày sớm hơn dự định trước ngày lễ Quốc Khánh của Trung Quốc. Hãng Suzuki nói họ cũng đình chỉ một trong hai ca làm việc ở Trung Quốc.
Các vụ cắt giảm sản lượng tiếp theo một loạt các cuộc biểu tình mới đây tràn lan khắp các thành phố của Trung Quốc về các hòn đảo đang có tranh chấp trong vùng biển Ðông Trung Quốc mà nước này gọi là Ðiếu ngư Ðài và Nhật Bản gọi là Senkaku.
Ông Andrew Batson, giám đốc khảo cứu của công ty GKK Dragonomics, nói rằng các cuộc biểu tình bài Nhật có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho các nhà đầu tư quốc tế khác ở Trung Quốc.
Ông Batson nói: “Cộng đồng kinh doanh nước ngoài đang theo dõi biến chuyển này một cách rất cẩn thận bởi vì họ lo ngại rằng sự căm phẫn của công chúng được chính phủ khích lệ phần nào có thể lan ra ngoài phạm vị căm phẫn và nhắm mục tiêu vào thực chất hoạt động đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc ở đây.”
Các công ty sản xuất xe hơi đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc, một nước đã từng là một lực đẩy chính của tăng trưởng trong công nghiệp chế tạo ô tô toàn cầu. Toyota cũng nói họ tính cắt giảm sản lượng vì mức cầu chậm lại.
Công ty Toyota đã định mục tiêu bán 1 triệu chiếc xe ở Trung Quốc trong năm nay. Tính đến tháng 8, các công ty sản xuất xe hơi Nhật Bản đã chiếm 19% thị phần xe du lịch của Trung Quốc. Số bán này có thể sụt giảm sau các vụ biểu tình tuần trước nhưng các chuyên gia phân tích như ông Baston nêu ra rằng những vụ biểu tình trước đây chống đối Hoa Kỳ sau vụ đánh bom Kosovo năm 1999 và Pháp năm 2008, đã không đưa đến việc tẩy chay dài hạn sản phẩm của các nước ấy.
Ông Baston cho rằng các vụ cắt giảm sản lượng có thể liên quan nhiều hơn đến tình trạng suy thoái kinh tế sắp tới.
Ông Batson nói: “Tôi nghĩ khó mà tách sự kiện này ra khỏi những gì đang xảy diễn trong nền kinh tế Trung Quốc suốt năm, đó là một tình trạng trì trệ khá nghiêm trọng.”
Trong khi đó, các nhà ngoại giao của Trung Quốc và Nhật Bản đã họp hồi khuya hôm qua, bên lề Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, để tìm cách đạt được một vài tiến bộ trong việc giải quyết vụ tranh chấp. Chánh văn phòng Nội các Nhật bản Osumu Fujimura mô tả cuộc họp là căng thẳng.
Ông Fujimura nói không có phép phù thủy trong chính sách đối ngoại và hai nước cần phải thảo luận các triển vọng rộng lớn hơn qua cấp bậc và các kênh khác nhau.
Sự kiện Nhật Bản mua nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư đài hồi tháng trước từ tay một sở hữu chủ tư nhân đã châm ngòi cho sự phẫn nộ âm ỉ tại Trung Quốc đối với các hành vi tàn ác của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.
Cả hai nước đều đang đứng trước các cuộc chuyển biến chính trị quan trọng. Ðảng Cộng sản Trung Quốc dự trù ban giao các vai trò lãnh đạo trong tháng tới, và Nhật Bản sắp tổ chức một cuộc bầu cử trong vòng vài tháng nữa.
Biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc- Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.
- Gồm 8 đảo không người ở.
- Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.
- Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Sản lượng tại nhiều nhà máy của Nhật Bản tại Trung Quốc đã ngưng hoặc chậm lại sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc. Nissan, hãng chế tạo xe hơi hàng đầu của Nhật Bản ở Trung Quốc, cho biết sản lượng tại nhà máy liên doanh của họ ở Trung Quốc sẽ ngưng 3 ngày sớm hơn dự định trước ngày lễ Quốc Khánh của Trung Quốc. Hãng Suzuki nói họ cũng đình chỉ một trong hai ca làm việc ở Trung Quốc.
Các vụ cắt giảm sản lượng tiếp theo một loạt các cuộc biểu tình mới đây tràn lan khắp các thành phố của Trung Quốc về các hòn đảo đang có tranh chấp trong vùng biển Ðông Trung Quốc mà nước này gọi là Ðiếu ngư Ðài và Nhật Bản gọi là Senkaku.
Ông Andrew Batson, giám đốc khảo cứu của công ty GKK Dragonomics, nói rằng các cuộc biểu tình bài Nhật có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho các nhà đầu tư quốc tế khác ở Trung Quốc.
Ông Batson nói: “Cộng đồng kinh doanh nước ngoài đang theo dõi biến chuyển này một cách rất cẩn thận bởi vì họ lo ngại rằng sự căm phẫn của công chúng được chính phủ khích lệ phần nào có thể lan ra ngoài phạm vị căm phẫn và nhắm mục tiêu vào thực chất hoạt động đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc ở đây.”
Các công ty sản xuất xe hơi đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc, một nước đã từng là một lực đẩy chính của tăng trưởng trong công nghiệp chế tạo ô tô toàn cầu. Toyota cũng nói họ tính cắt giảm sản lượng vì mức cầu chậm lại.
Công ty Toyota đã định mục tiêu bán 1 triệu chiếc xe ở Trung Quốc trong năm nay. Tính đến tháng 8, các công ty sản xuất xe hơi Nhật Bản đã chiếm 19% thị phần xe du lịch của Trung Quốc. Số bán này có thể sụt giảm sau các vụ biểu tình tuần trước nhưng các chuyên gia phân tích như ông Baston nêu ra rằng những vụ biểu tình trước đây chống đối Hoa Kỳ sau vụ đánh bom Kosovo năm 1999 và Pháp năm 2008, đã không đưa đến việc tẩy chay dài hạn sản phẩm của các nước ấy.
Ông Baston cho rằng các vụ cắt giảm sản lượng có thể liên quan nhiều hơn đến tình trạng suy thoái kinh tế sắp tới.
Ông Batson nói: “Tôi nghĩ khó mà tách sự kiện này ra khỏi những gì đang xảy diễn trong nền kinh tế Trung Quốc suốt năm, đó là một tình trạng trì trệ khá nghiêm trọng.”
Trong khi đó, các nhà ngoại giao của Trung Quốc và Nhật Bản đã họp hồi khuya hôm qua, bên lề Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, để tìm cách đạt được một vài tiến bộ trong việc giải quyết vụ tranh chấp. Chánh văn phòng Nội các Nhật bản Osumu Fujimura mô tả cuộc họp là căng thẳng.
Ông Fujimura nói không có phép phù thủy trong chính sách đối ngoại và hai nước cần phải thảo luận các triển vọng rộng lớn hơn qua cấp bậc và các kênh khác nhau.
Sự kiện Nhật Bản mua nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư đài hồi tháng trước từ tay một sở hữu chủ tư nhân đã châm ngòi cho sự phẫn nộ âm ỉ tại Trung Quốc đối với các hành vi tàn ác của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.
Cả hai nước đều đang đứng trước các cuộc chuyển biến chính trị quan trọng. Ðảng Cộng sản Trung Quốc dự trù ban giao các vai trò lãnh đạo trong tháng tới, và Nhật Bản sắp tổ chức một cuộc bầu cử trong vòng vài tháng nữa.
Biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc