Đường dẫn truy cập

Các chính phủ quyết tìm ra những kẻ trốn thuế trong vụ tai tiếng Panama


Những hồ sơ này tiết lộ những tài sản ở hải ngoại của 140 chính khách và quan chức trên khắp thế giới.
Những hồ sơ này tiết lộ những tài sản ở hải ngoại của 140 chính khách và quan chức trên khắp thế giới.

Mức độ đầy đủ và ảnh hưởng của vụ rò rỉ hồ sơ về những công ty vỏ bọc ở hải ngoại từ một công ty luật ở Panama hiện chưa được rõ, nhưng nhiều chính phủ trên thế giới đã cam kết điều tra những kẻ trốn thuế trong vụ này. Theo tường thuật của thông tín viên Richard Green của đài VOA, cũng có một số chính phủ lên án những hồ sơ này là những vụ công kích thiếu cơ sở.

Tổng thống Panama Juan Carlos Valera là một trong các nhà lãnh đạo lên tiếng cổ xuý cho sự minh bạch. Ông cho biết chính phủ ông hoan nghênh bất kỳ những cuộc điều tra nào có ích cho việc bảo vệ hệ thống tài chánh của mình không bị lạm dụng.

"Chúng tôi là đồng minh của tất cả các nước trong cuộc chiến đấu cho sự minh bạch trong hệ thống tài chánh quốc gia. Và không phải chỉ ở nước này mà thôi, mà là tất cả các nước trên thế giới. Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ ấn phẩm nào hay bất kỳ cuộc điều tra nào bảo vệ hệ thống tài chánh của Panama và các hệ thống tài chánh toàn cầu ngõ hầu những hệ thống này không bị sử dụng vào bất kỳ lúc nào cho bất kỳ hành vi trái phép nào. Ngược lại, những thách thức loại này làm cho đất nước chúng tôi mạnh thêm vì nó tái khẳng định quyết tâm của chúng tôi, trong tư cách tổng thống, trong tư cách chính phủ, đối với việc tiếp tục chiến đấu cho sự minh bạch trong hệ thống tài chánh của Panama."

Một nguồn tin nặc danh đã cung cấp 11 triệu rưỡi văn kiện của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama cho Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) ở Washington.

Một bản phúc trình của ICIJ hôm thứ hai cho biết các văn kiện của Mossack Fonseca gồm có hơn 500 ngân hàng đăng ký 15.600 công ty vỏ bọc ở hải ngoại.

Ông Ramon Fonseca, một trong những người sáng lập công ty luật này, mạnh mẽ bác bỏ tố cáo cho rằng công ty ông đã vi phạm pháp luật.

"Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho những hoạt động của 240.000 công ty hợp doanh. Chúng tôi thành lập chúng, chúng tôi cơ cấu chúng, và chúng tôi bán chúng, phần lớn là bán cho một tổ chức trung gian, cho một ngân hàng, cho một công ty luật, cho một công ty kiểm toán, cho một quỹ tín thác, rồi những tổ chức đó bán chúng lại cho thân chủ cuối cùng là người sử dụng chúng. Thật là kỳ quái khi buộc chúng tôi chịu trách nhiệm cho một hành vi mà chúng tôi không có quyền kiểm soát. Chúng tôi là một công ty nhỏ, Panama là một nước nhỏ, chúng tôi chỉ thành lập 20.000 công ty mỗi năm. Nước Anh thành lập hơn 250.000 công ty mỗi năm và không ai tới người lập ra công ty để tố cáo họ điều gì nếu công ty gặp rắc rối. Có thể nói đây là một vụ tấn công vào quyền quản hạt của chúng tôi, công kích những gì chúng tôi làm, và nó có những lý do rất rõ ràng, rất cụ thể. Mọi người đều có quyền riêng tư và quyền này đang bị tấn công ở khắp nơi, và đó là điều mà chúng tôi phải chiến đấu để chống lại."

Trong số những người có tên trong 'hồ sơ Panama' có Thủ tướng Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và Quốc vương Ả Rập Xê-út.
Trong số những người có tên trong 'hồ sơ Panama' có Thủ tướng Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và Quốc vương Ả Rập Xê-út.

Những hồ sơ này tiết lộ những tài sản ở hải ngoại của 140 chính khách và quan chức trên khắp thế giới, trong đó có Thủ tướng David Gunnlaugsson của Iceland và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Ông Gunnlaugsson đang bị áp lực đòi ông từ chức sau khi hồ sơ cho thấy ông và vợ ông đã mua một công ty vỏ bọc ở Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2007.

Tại Ukraine, các nhà lập pháp yêu cầu quốc hội điều tra cáo giác cho rằng ông Poroshenko đã dời công ty bánh kẹo Roshen của ông sang Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2014 để tránh thuế trong lúc cuộc giao tranh giữa các lực lượng chính phủ với phiến quân đòi ly khai thân Nga ở miền đông lên tới cao điểm.

Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế cũng cho biết sau khi xem xét các hồ sơ họ đã kết luận là những người thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển 2 tỉ đô la thông qua các tài khoản ngân hàng hải ngoại trong khoảng thời gian gần 40 năm.

Chính phủ Nga lên án những tiết lộ đó là hành vi công kích nhắm vào Tổng thống Putin và cho rằng các cựu viên chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ đã giúp phân tích các văn kiện bị rò rỉ.

Ông Will Fitzgibbon, một ký giả của ICIJ, cho đài VOA biết rằng có một điều rất đỗi kỳ lạ trong các hồ sơ đó là nó có một số “những yêu cầu cụ thể” mà các công ty và các cá nhân đưa ra để thành lập các công ty vỏ bọc hải ngoại để tránh trả thuế, cũng như những thông tư mà các chính phủ viết cho các công ty đó để đưa ra tố cáo trốn thuế.

Việc bỏ tiền vào những tài khoản hải ngoại không nhất thiết là bất hợp pháp và có thể được dùng để lập ra những nơi giảm bớt gánh nặng thuế khoá một cách hợp pháp hoặc để tạo dễ dàng cho những vụ giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, phúc trình của ICIJ cho biết những hồ sơ này cho thấy các ngân hàng, các công ty luật và những người hoạt động trong lãnh vực này thường không tuân thủ những luật lệ để bảo đảm là thân chủ của họ không dính líu tới những hoạt động tội phạm, trốn thuế hoặc tham nhũng.

Người đứng đầu Ngân hàng Credit Suisse của Thuỵ Sĩ, ông Tidjane Thiam, hôm nay nói rằng công ty ông chỉ khuyên khách hàng dùng cơ cấu hải ngoại “khi nào có một mục tiêu kinh tế chính đáng.” Tương tự như vậy, đại ngân hàng HSBC của Anh hôm nay cho biết họ không tán thành việc sử dụng công ty vỏ bọc hải ngoại để trốn thuế và những cáo giác dính líu tới khách hàng của họ xảy ra trước những biện pháp cải cách mà ngân hàng này thực hiện hồi gần đây.

Credit Suisse đồng ý nộp phạt 2 tỉ rưỡi đô la cho chính phủ Mỹ năm 2014 vì giúp người Mỹ trốn thuế. Trong khi đó, HSBC năm 2012 đồng ý trả 1,92 tỉ đô la vì vai trò của họ trong hoạt động rửa tiền cho những tay buôn lậu ma tuý ở Mexico.

Nhiều lãnh đạo thế giới có tên trong 'hồ sơ Panama'
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:26 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG