Nhiều người đã biểu tình ôn hòa gần một hầm mỏ ở Nam Phi, nơi 34 thiệt mạng hôm thứ Năm khi cảnh sát nổ súng vào thợ mỏ đình công.
Hôm nay, những người biểu tình gần mỏ bạch kim của công ty Lonmin đã ca hát và hô khẩu hiệu trong lúc nhiều người diễn thuyết tại thị trấn Marikana ở mạn tây bắc Johannesburg.
Giới hữu trách Nam Phi tiếp tục điều tra vụ bạo động liên quan tới cảnh sát gây chết người nhiều nhất ở nước này kể từ khi chế độ apartheid cáo chung.
Tổng thống Zacob Zuma ra lệnh thực hiện một cuộc điều tra chính thức và nói rằng ông “vô cùng kinh ngạc và thất vọng” trước điều mà ông mô tả là “bạo lực vô nghĩa.”
Ông Zuma hôm thứ Sáu cắt ngắn chuyến đi để dự một cuộc họp thượng đỉnh khu vực ở Mozambique và đã tới mỏ bạch kim ở Marikana.
Nhà lãnh đạo Nam Phi nói rằng cuộc điều tra sẽ tìm ra nguyên do thật sự của vụ này và sẽ rút tỉa những bài học cần thiết.
Ông nói thêm rằng Nam Phi phải dựa vào những kinh nghiệm khắc phục thách đố trong quá khứ để vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nam Phi, bà Riah Phiyega, nói rằng cảnh sát đã nổ súng để tự vệ trước những vụ tấn công của những người thợ mỏ đình công có trang bị “những vũ khí nguy hiểm.”
Bên cạnh 34 người thiệt mạng vụ bạo động hôm thứ Năm còn gây thương tích cho 78 người.
Khoảng 3.000 thợ mỏ đã đình công trong tuần qua vì một vụ tranh chấp về tiền lương.
Hôm nay, những người biểu tình gần mỏ bạch kim của công ty Lonmin đã ca hát và hô khẩu hiệu trong lúc nhiều người diễn thuyết tại thị trấn Marikana ở mạn tây bắc Johannesburg.
Giới hữu trách Nam Phi tiếp tục điều tra vụ bạo động liên quan tới cảnh sát gây chết người nhiều nhất ở nước này kể từ khi chế độ apartheid cáo chung.
Tổng thống Zacob Zuma ra lệnh thực hiện một cuộc điều tra chính thức và nói rằng ông “vô cùng kinh ngạc và thất vọng” trước điều mà ông mô tả là “bạo lực vô nghĩa.”
Ông Zuma hôm thứ Sáu cắt ngắn chuyến đi để dự một cuộc họp thượng đỉnh khu vực ở Mozambique và đã tới mỏ bạch kim ở Marikana.
Nhà lãnh đạo Nam Phi nói rằng cuộc điều tra sẽ tìm ra nguyên do thật sự của vụ này và sẽ rút tỉa những bài học cần thiết.
Ông nói thêm rằng Nam Phi phải dựa vào những kinh nghiệm khắc phục thách đố trong quá khứ để vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nam Phi, bà Riah Phiyega, nói rằng cảnh sát đã nổ súng để tự vệ trước những vụ tấn công của những người thợ mỏ đình công có trang bị “những vũ khí nguy hiểm.”
Bên cạnh 34 người thiệt mạng vụ bạo động hôm thứ Năm còn gây thương tích cho 78 người.
Khoảng 3.000 thợ mỏ đã đình công trong tuần qua vì một vụ tranh chấp về tiền lương.