Tổng thống Obama đến Cannes với mối ưu tư về vấn đề nợ nần của Châu Âu.
Vụ khủng hoảng lan ra từ Hy Lạp có phần chắc sẽ bao trùm hội nghị trong 2 ngày của các nước công nghiệp lớn. Vấn đề này đã kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế của cả thế giới.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu đã đồng ý về một đề xuất xoa dịu vụ khủng hoảng nợ, trong đó có một ngân quỹ mà các nước mắc nợ có thể vay mượn cộng với nguồn tiền từ các ngân hàng.
Nhưng tuần này, chính phủ Hy Lạp đã khơi ra thắc mắc về thỏa thuận này khi loan báo sẽ để cho cử tri, trong đó có nhiều người chống đối các biện pháp kiệm ước bắt buộc, quyết định liệu có nên thực thi kế hoạch hay không.
Sau khi đến Pháp, Tổng thống Obama sẽ gặp riêng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào lúc 8 giờ 30 giờ quốc tế, và Thủ tướng Đức Angela Merkel và lúc 9 giờ 50 giờ quốc tế. Các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã tìm cách nói chuyện với Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou và can ngăn ông đừng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý.
Hy Lạp không phải là một thành viên của khối G-20, nhưng ông Papandreou có mặt tại Cannes để giải thích quyết định của chính phủ ông với các thành viên của khối này.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney hôm qua tuyên bố các diễn biến ở Hy Lạp nêu bật sự cần thiết là Châu Âu phải đoàn kết sau một hành động quyết liệt để giải quyết vụ khủng hoảng.
Ông Carney nói: "Mục tiêu của chúng ta là đi đến một sự đồng thuận về mục tiêu sau cuộc họp G-20, là diễn đàn tuyệt hảo, như chính quyền Hoa Kỳ mong muốn, đó là diễn đàn tuyệt hảo cho các cuộc thảo luận thuộc loại này về nền kinh tế toàn cầu. Và rõ ràng ngay lúc này Châu Âu chiếm ưu tiên cao.”
Bà Heather Conley, giám đốc các chương trình Aâu châu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược, cho rằng quyết định của Hy Lạp làm tăng thêm áp lực đối với các đại biểu của G-20 nhằm tìm ra các giải pháp.
Bà Conley nói: “Mức độ rủi ro không thể nào cao hơn. Và, ta thấy các nhà lãnh đạo Châu Âu đã gần như kiệt sức tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 trong vòng 21 tháng để đưa ra một quyết định đã được soạn thảo với các chi tiết tỉ mỉ, lẽ ra đã thoát ra được mọi căng thẳng với quyết định này.”
Tổng thống Obama và các thành viên trong chính quyền của ông đã thường xuyên họp với các giới chức Aâu châu để tìm ra các giải pháp cho vụ khủng hoảng nợ.
Các vấn đề của Châu Âu đang có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ. Hôm qua, người đứng đầu ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Ben Bernanke, nói với các phóng viên rằng các nhà lãnh đạo Châu Âu đôi khi chấp nhận lời khuyên của Washington và đôi khi cũng bác bỏ lời khuyên ấy.
Ông Bernanke nói: “Điều đó hơi làm nản lòng. Rõ ràng, nhưng người thực hiện quyết định chính yếu ở Châu Âu là các nhà lãnh đạo Aâu châu và giới quyết định chính sách kinh tế ở đó, và rốt cuộc, thì chính họ là người có trách nhiệm tìm ra các giải pháp cho vấn đề cực kỳ khó khăn này.”
Tại Cannes, ông Obama dự trù sẽ quảng bá cho Dự luật công ăn việc làm của Mỹ trị giá 447 tỷ đôla hiện đang bị khựng lại ở Quốc hội. Các nhà lãnh đạo khác trong khối G-20, chủ yếu ở Châu Âu, tỏ vẻ hoài nghi về việc liệu tổng thống Hoa Kỳ có khắc phục được sự chống đối mãnh liệt từ phía các đảng viên Cộng hòa và mức ủng hộ dành cho chính ông hay không.
Tổng thống Obama cũng dự trù họp trong ngày hôm nay với các nhà lãnh đạo lao động của các nước công nghiệp lớn, trước khi dự nhiều cuộc họp với các đại diện khác của khối G-20.
Tổng thống Barack Obama đã đến Pháp để dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế của khối G-20. Vụ khủng hoảng nợ của Châu Âu làm tăng thêm sự khẩn cấp của cuộc họp và các cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Hoa Kỳ với các nhà lãnh đạo Châu Âu trong ngày hôm nay. Từ địa điểm hội nghị ở thành phố nghỉ mát Cannes, thông tín viên VOA Kent Klein gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1