Ðặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Kofi Annan hôm qua tuyên bố cộng đồng quốc tế phải khẳng định rõ rằng sẽ có các hậu quả nếu chính phủ Syria không tuân thủ kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông.
Ông Annan đã họp với Hội đồng Bảo an với 14 quốc gia thành viên trong hơn 2 tiếng đồng hồ, cùng với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và người đứng đầu Liên đoàn Ả Rập Nabil AlAraby.
Sau đó, khi được hỏi liệu kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông đã chết hay chưa, ông đáp:
“Tôi xin nói rằng tôi không chắc liệu kế hoạch đã chết hay là thiếu sự thực thi. Ðây là điều mà Hội đồng đã thảo luận trong chiều nay -- những gì cần phải làm để thúc đẩy sự thực thi và những gì sẽ là hậu quả nếu việc thực thi không được tiến hành.”
Ông Annan nói kế hoạch của ông được sự ủng hộ đầy đủ của cộng đồng quốc tế và chừng nào tất cả đều đồng ý thì kế hoạch đó vẫn có giá trị, vấn đề là làm thế nào để buộc chính phủ Damascus thực thi nó.
Ðại sứ Anh Mark Lyall Grant cho biết ông đã đề nghị Hội đồng cứu xét các biện pháp trừng phạt nếu Syria không tuân thủ. Ông nói:
“Tôi đã gợi ý rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an phải củng cố hậu thuẫn dành cho kế hoạch, kể cả qua một nghị quyết Chương 7 với các mốc thời gian rõ ràng và khởi động các biện pháp trừng phạt trong trường hợp không có sự tuân thủ.”
Cũng được đưa ra thảo luận tại phiên họp là việc thành lập một Nhóm Liên lạc về Syria. Ông Kofi Annan nói một nhóm như vậy sẽ gồm các nước có ảnh hưởng thực sự đối với chính phủ và phe đối lập.
“Nếu các bên có thể hội tụ và cứu xét vấn đề một cách trung lập và thực tế, rằng chúng ta đang đứng trước các khó khăn tại chỗ, chúng ta có những quyền lợi chung ở Trung Ðông và ở Syria, thì chúng ta làm thế nào để kế hoạch này được thực thi, và nếu không phải là kế hoạch này, thì ta làm gì để đem lại hòa bình và giải pháp chính trị để bảo đảm khu vực không bùng nổ?”
Các nhà ngoại giao cho rằng một nhóm liên lạc có thể thành lập được sẽ bao gồm 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ - cũng như các nước láng giềng và các cường quốc trong khu vực như Ả Rập Sê-út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Ðại sứ Hoa Kỳ Susan Rice tuyên bố bà không nghĩ rằng Iran sẵn sàng đóng một vai trò xây dựng trong tình hình ở Syria, trong khi Nga nói Tehran phải là một phần trong bất cứ nhóm nào như thế.
Người đứng đầu Liên đoàn Ả Rập Nabil AlAraby nói ông sẽ ủng hộ một nhóm liên lạc nếu nhóm này thiên về hành động và có thể đình chỉ bạo lực. Ông nói thêm rằng mọi hình thức áp lực, ngoại trừ việc sử dụng vũ lực, phải được vận dụng để chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Ðại sứ Nga Vitaly Churkin cũng nói ông đề nghị mở một hội nghị về Syria với các nước đóng vai trò chủ chốt, tương tự như khái niệm về một nhóm liên lạc.
Ông cũng chỉ trích các thành viên khác trong Hội đồng là đã không công khai kêu gọi phe đối lập thực thi kế hoạch của ông Annan.
Trước đó, với vẻ mặt ưu tư và nghiêm nghị, ông Annan đã tường trình với 193 thánh viên của Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông nói bất chấp sự hiện diện của gần 300 quan sát viên Liên Hiệp Quốc không có vũ trang, cuộc khủng hoảng vẫn leo thang.
Ông kêu gọi cả chính phủ lẫn phe đối lập đình chỉ mọi hành động thù nghịch, nhưng nói rằng trách nhiệm đầu tiên là của chính phủ. Ông cảnh báo rằng nếu tình hình không đổi hướng, thì đất nước có thể rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện.
Ông Annan và ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cực lực lên án tin tức về những vụ tàn sát tập thể mới tại ngôi làng Mazraat al-Qubeir trong tỉnh Hama. Các quan sát viên Liên Hiệp Quốc tìm cách đến địa điểm này đã bị bắn và phải quay trở lại.
Ông Annan đã họp với Hội đồng Bảo an với 14 quốc gia thành viên trong hơn 2 tiếng đồng hồ, cùng với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và người đứng đầu Liên đoàn Ả Rập Nabil AlAraby.
Sau đó, khi được hỏi liệu kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông đã chết hay chưa, ông đáp:
“Tôi xin nói rằng tôi không chắc liệu kế hoạch đã chết hay là thiếu sự thực thi. Ðây là điều mà Hội đồng đã thảo luận trong chiều nay -- những gì cần phải làm để thúc đẩy sự thực thi và những gì sẽ là hậu quả nếu việc thực thi không được tiến hành.”
Ông Annan nói kế hoạch của ông được sự ủng hộ đầy đủ của cộng đồng quốc tế và chừng nào tất cả đều đồng ý thì kế hoạch đó vẫn có giá trị, vấn đề là làm thế nào để buộc chính phủ Damascus thực thi nó.
Ðại sứ Anh Mark Lyall Grant cho biết ông đã đề nghị Hội đồng cứu xét các biện pháp trừng phạt nếu Syria không tuân thủ. Ông nói:
“Tôi đã gợi ý rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an phải củng cố hậu thuẫn dành cho kế hoạch, kể cả qua một nghị quyết Chương 7 với các mốc thời gian rõ ràng và khởi động các biện pháp trừng phạt trong trường hợp không có sự tuân thủ.”
Cũng được đưa ra thảo luận tại phiên họp là việc thành lập một Nhóm Liên lạc về Syria. Ông Kofi Annan nói một nhóm như vậy sẽ gồm các nước có ảnh hưởng thực sự đối với chính phủ và phe đối lập.
“Nếu các bên có thể hội tụ và cứu xét vấn đề một cách trung lập và thực tế, rằng chúng ta đang đứng trước các khó khăn tại chỗ, chúng ta có những quyền lợi chung ở Trung Ðông và ở Syria, thì chúng ta làm thế nào để kế hoạch này được thực thi, và nếu không phải là kế hoạch này, thì ta làm gì để đem lại hòa bình và giải pháp chính trị để bảo đảm khu vực không bùng nổ?”
Các nhà ngoại giao cho rằng một nhóm liên lạc có thể thành lập được sẽ bao gồm 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ - cũng như các nước láng giềng và các cường quốc trong khu vực như Ả Rập Sê-út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Ðại sứ Hoa Kỳ Susan Rice tuyên bố bà không nghĩ rằng Iran sẵn sàng đóng một vai trò xây dựng trong tình hình ở Syria, trong khi Nga nói Tehran phải là một phần trong bất cứ nhóm nào như thế.
Người đứng đầu Liên đoàn Ả Rập Nabil AlAraby nói ông sẽ ủng hộ một nhóm liên lạc nếu nhóm này thiên về hành động và có thể đình chỉ bạo lực. Ông nói thêm rằng mọi hình thức áp lực, ngoại trừ việc sử dụng vũ lực, phải được vận dụng để chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Ðại sứ Nga Vitaly Churkin cũng nói ông đề nghị mở một hội nghị về Syria với các nước đóng vai trò chủ chốt, tương tự như khái niệm về một nhóm liên lạc.
Ông cũng chỉ trích các thành viên khác trong Hội đồng là đã không công khai kêu gọi phe đối lập thực thi kế hoạch của ông Annan.
Trước đó, với vẻ mặt ưu tư và nghiêm nghị, ông Annan đã tường trình với 193 thánh viên của Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông nói bất chấp sự hiện diện của gần 300 quan sát viên Liên Hiệp Quốc không có vũ trang, cuộc khủng hoảng vẫn leo thang.
Ông kêu gọi cả chính phủ lẫn phe đối lập đình chỉ mọi hành động thù nghịch, nhưng nói rằng trách nhiệm đầu tiên là của chính phủ. Ông cảnh báo rằng nếu tình hình không đổi hướng, thì đất nước có thể rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện.
Ông Annan và ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cực lực lên án tin tức về những vụ tàn sát tập thể mới tại ngôi làng Mazraat al-Qubeir trong tỉnh Hama. Các quan sát viên Liên Hiệp Quốc tìm cách đến địa điểm này đã bị bắn và phải quay trở lại.