Đường dẫn truy cập

Ông Macron quyết định cải cách tuổi hưu không thông qua Quốc hội


Người dân Pháp xuống đường phản đối cải cách tuổi hưu ở thủ đô Paris
Người dân Pháp xuống đường phản đối cải cách tuổi hưu ở thủ đô Paris

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 17/3 đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất kể từ cái gọi là cuộc biểu tình Áo vàng sau khi quyết định của ông tiến hành cải cách tuổi về hưu gây mà không cần Quốc hội bỏ phiếu đã châm ngòi cho bạo loạn trong đêm.

Ô tô đã bị phóng hỏa ở Paris và các thành phố khác của Pháp vào buổi tối trong các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người. Các công đoàn kêu gọi công nhân làm tới và chặn đường vành đai Paris một lúc hôm 17/3.

Cuộc cải cách tuổi hưu này nâng tuổi nghỉ hưu của Pháp thêm hai năm lên 64 tuổi, điều mà chính phủ cho rằng là cần thiết để đảm bảo hệ thống lương hưu không sụp đổ.

Các công đoàn, và hầu hết các cử tri, không đồng ý.

Người Pháp gắn bó sâu sắc với việc giữ tuổi nghỉ hưu chính thức là 62, vốn là một trong những nước có tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong số các nước OECD.

Hơn 8 trong số 10 người không hài lòng với quyết định của chính phủ bỏ qua bỏ phiếu tại Quốc hội và 65% muốn tiếp tục đình công và biểu tình, một cuộc thăm dò của Toluna Harris Interactive cho đài phát thanh RTL cho thấy.

Vẫn cứ làm tới mà không thông qua bỏ phiếu ‘là phủ nhận nền dân chủ... bác bỏ hoàn toàn những gì xảy ra trên đường phố trong vài tuần qua,’ nhà tâm lý học 52 tuổi Nathalie Alquier nói tại Paris. “Thật không thể chịu đựng nổi.”

Một liên minh rộng lớn các công đoàn chính của Pháp cho biết họ sẽ tiếp tục xuống đường để buộc chính quyền phải thay đổi hoàn toàn thái độ. Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại các thành phố bao gồm Toulon hôm 17/3, và nhiều cuộc biểu tình khác đã được lên kế hoạch vào cuối tuần này.

Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin cho biết khoảng 310 người đã bị cảnh sát bắt giữ và ông hứa sẽ trấn áp những kẻ gây rối.

“Phản đối là hợp pháp, các cuộc biểu tình là hợp pháp nhưng gây ra hỗn loạn thì không,” ông nói với đài phát thanh RTL.

Các nhà lập pháp đối lập cho biết họ sẽ đệ trình đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm lên Quốc hội vào cuối ngày 17/3.

Nhưng, ngay cả khi ông Macron đã mất đa số tuyệt đối tại Hạ viện trong cuộc bầu cử năm ngoái, vẫn có rất ít khả năng đề xuất này được thông qua – trừ phi một liên minh bất ngờ của các nghị sĩ từ tất cả các phe phái được thành lập, bao gồm từ phe cực tả đến cực hữu.

Các nhà lãnh đạo của đảng Những người Cộng hòa (LR) bảo thủ đã loại trừ việc liên minh như vậy. Bản thân một số nghị sỹ của đảng này cho biết họ sẽ bất tuân, nhưng việc bất tín nhiệm sẽ cần lá phiếu của tất cả các nghị sĩ đối lập và một nửa nghị sỹ LR để được thông qua, một yêu cầu cao.

“Cho đến nay, Chính phủ Pháp thường thắng trong những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm như vậy,” nhà kinh tế trưởng Holger Schmieding của Berenberg cho biết.

Ông Macron sẽ muốn sang trang nhanh chóng, với các quan chức trong chính phủ của ông đã chuẩn bị thêm các cải cách xã hội.

Ông cũng có thể quyết định sa thải Thủ tướng Elisabeth Borne, người đi đầu trong cuộc tranh luận về tuổi hưu.

Nhưng một trong hai hoặc cả hai động thái có thể không có tác dụng gì nhiều để dập tắt sự tức giận trên đường phố

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG