Trong lúc chúc mừng giới hữu trách Afghanistan về cuộc bầu cử thành công hồi cuối tuần vừa qua, các giới chức và các nhà quan sát chính trị ở lân bang Pakistan hy vọng diễn tiến này sẽ giúp cho mối quan hệ song phương được cải thiện. Từ Islamabad, thông tín viên Ayaz Gul của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho biết ông hy vọng cuộc bầu cử ở Afghanistan sẽ mang lại đoàn kết và hòa hợp cho Afghanistan bị chiến tranh tàn phá. Theo thông cáo của chính phủ ở Islamabad, ông Sharif cam kết hợp tác với giới lãnh đạo mới ở Kabul cho hòa bình và ổn định của khu vực.
Trước cuộc bầu cử hôm thứ bảy, các lực lượng an ninh Pakistan và Afghanistan đã đóng tất cả các cửa khẩu biên giới và bố trí thêm binh sĩ để tăng cường an ninh cho khu vực biên giới rất khó kiểm soát.
Ông Sharif cho biết cuộc bầu cử ở nước Afghanistan “anh em” là một thời điểm lịch sử của người dân nước này trên cuộc hành trình dân chủ. Ông cũng nói rằng việc nhân dân Afghanistan làm ra quyết định dựa trên lá phiếu phản ánh quyết tâm và sự mong mỏi của họ đối với nền văn hóa dân chủ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Pakistan, ông Mushahid Hussain, nói rằng chính phủ Pakistan tuân thủ chính sách không can thiệp vào tiến trình bầu cử Afghanistan và các ứng cử viên tổng thống Afghanistan đã tránh không chỉ trích Pakistan trong các cuộc vận động bầu cử. Vị thượng nghị sĩ thuộc phe đối lập này cho biết ông tin rằng cuộc bầu cử dân chủ ở Afghanistan sẽ là “một bước nhảy vọt” cho mối quan hệ song phương.
"Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội vô cùng to lớn đối với Pakistan. Giới lãnh đạo mới sẽ được hình thành trong nay mai ở Kabul. Đây là một đội ngũ lãnh đạo được lòng dân, có sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế; và tôi xin lưu ý quí vị là giới lãnh đạo này trong suốt quá trình vận động bầu cử chẳng những đã không công kích Pakistan mà còn có những cảm nghĩ tích cực về Pakistan. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta nên dựa vào thiện chí này, dựa vào môi trường tích cực này, để xây dựng thêm và để bảo đảm là hòa bình và ổn định của Afghanistan gắn liền với hòa bình, an ninh và ổn định của Pakistan."
Ông Hussain cho rằng cuộc bầu cử ở Afghanistan là “một thông điệp vô cùng rõ ràng” cho các nhà lãnh đạo Pakistan đang chật vật đối phó với các phần tử hiếu chiến ở Pakistan.
"Tại một nước bị chiến tranh tàn phá như Afghanistan mà tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu lại cao tới mức 60%. Điều này chứng tỏ là Afghanistan ngày nay là một nơi đã thay đổi và chuyển mình, một nơi mà lá phiếu đã vượt qua súng đạn để chiếm vị trí ưu việt. Người dân đã lên tiếng và họ đã củng cố cho sự tin tưởng về một nước Afghanistan tương lai như một nước dân chủ đa nguyên." Ông Hussain cho biết dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Sharif, quốc gia Pakistan, đặc biệt là quân đội của nước này, không còn ủng hộ các phe phái ở Afghanistan để tranh giành ảnh hưởng như trước nữa.
"Pakistan đã thay đổi. Đây là một chương mới - quân đội Pakistan có một đội ngũ lãnh đạo mới và chúng tôi cũng có một đội ngũ lãnh đạo chính trị mới. Có một bằng chứng rấr rõ là trong cuộc bầu cử ở Afghanistan chúng tôi không có vai trò nào cả. Thậm chí Pakistan còn không bị tố cáo là có hành vi can thiệp. Điều này cho thấy Pakistan thật tâm mong muốn Afghanistan phát triển như một lân bang có chủ quyền của Pakistan. Do đó, tôi cảm thấy đây là một cơ sở rất tốt để xây dựng một mối quan hệ mới."
Pakistan đã giúp phe Taliban chiếm quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ Afghanistan trong những năm cuối của thập niên 1990. Một số thành phần trong quân đội Pakistan bị tố cáo là cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục hỗ trợ cho phe Hồi giáo này trong cuộc nổi dậy chống lại chính phủ ở Kabul. Các giới chức Pakistan phủ nhận tố cáo vừa kể.
Hình ảnh bầu cử tổng thống tại Afghanistan:
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho biết ông hy vọng cuộc bầu cử ở Afghanistan sẽ mang lại đoàn kết và hòa hợp cho Afghanistan bị chiến tranh tàn phá. Theo thông cáo của chính phủ ở Islamabad, ông Sharif cam kết hợp tác với giới lãnh đạo mới ở Kabul cho hòa bình và ổn định của khu vực.
Trước cuộc bầu cử hôm thứ bảy, các lực lượng an ninh Pakistan và Afghanistan đã đóng tất cả các cửa khẩu biên giới và bố trí thêm binh sĩ để tăng cường an ninh cho khu vực biên giới rất khó kiểm soát.
Ông Sharif cho biết cuộc bầu cử ở nước Afghanistan “anh em” là một thời điểm lịch sử của người dân nước này trên cuộc hành trình dân chủ. Ông cũng nói rằng việc nhân dân Afghanistan làm ra quyết định dựa trên lá phiếu phản ánh quyết tâm và sự mong mỏi của họ đối với nền văn hóa dân chủ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Pakistan, ông Mushahid Hussain, nói rằng chính phủ Pakistan tuân thủ chính sách không can thiệp vào tiến trình bầu cử Afghanistan và các ứng cử viên tổng thống Afghanistan đã tránh không chỉ trích Pakistan trong các cuộc vận động bầu cử. Vị thượng nghị sĩ thuộc phe đối lập này cho biết ông tin rằng cuộc bầu cử dân chủ ở Afghanistan sẽ là “một bước nhảy vọt” cho mối quan hệ song phương.
"Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội vô cùng to lớn đối với Pakistan. Giới lãnh đạo mới sẽ được hình thành trong nay mai ở Kabul. Đây là một đội ngũ lãnh đạo được lòng dân, có sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế; và tôi xin lưu ý quí vị là giới lãnh đạo này trong suốt quá trình vận động bầu cử chẳng những đã không công kích Pakistan mà còn có những cảm nghĩ tích cực về Pakistan. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta nên dựa vào thiện chí này, dựa vào môi trường tích cực này, để xây dựng thêm và để bảo đảm là hòa bình và ổn định của Afghanistan gắn liền với hòa bình, an ninh và ổn định của Pakistan."
Ông Hussain cho rằng cuộc bầu cử ở Afghanistan là “một thông điệp vô cùng rõ ràng” cho các nhà lãnh đạo Pakistan đang chật vật đối phó với các phần tử hiếu chiến ở Pakistan.
"Tại một nước bị chiến tranh tàn phá như Afghanistan mà tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu lại cao tới mức 60%. Điều này chứng tỏ là Afghanistan ngày nay là một nơi đã thay đổi và chuyển mình, một nơi mà lá phiếu đã vượt qua súng đạn để chiếm vị trí ưu việt. Người dân đã lên tiếng và họ đã củng cố cho sự tin tưởng về một nước Afghanistan tương lai như một nước dân chủ đa nguyên." Ông Hussain cho biết dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Sharif, quốc gia Pakistan, đặc biệt là quân đội của nước này, không còn ủng hộ các phe phái ở Afghanistan để tranh giành ảnh hưởng như trước nữa.
"Pakistan đã thay đổi. Đây là một chương mới - quân đội Pakistan có một đội ngũ lãnh đạo mới và chúng tôi cũng có một đội ngũ lãnh đạo chính trị mới. Có một bằng chứng rấr rõ là trong cuộc bầu cử ở Afghanistan chúng tôi không có vai trò nào cả. Thậm chí Pakistan còn không bị tố cáo là có hành vi can thiệp. Điều này cho thấy Pakistan thật tâm mong muốn Afghanistan phát triển như một lân bang có chủ quyền của Pakistan. Do đó, tôi cảm thấy đây là một cơ sở rất tốt để xây dựng một mối quan hệ mới."
Pakistan đã giúp phe Taliban chiếm quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ Afghanistan trong những năm cuối của thập niên 1990. Một số thành phần trong quân đội Pakistan bị tố cáo là cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục hỗ trợ cho phe Hồi giáo này trong cuộc nổi dậy chống lại chính phủ ở Kabul. Các giới chức Pakistan phủ nhận tố cáo vừa kể.
Hình ảnh bầu cử tổng thống tại Afghanistan: