Các phần tử hiếu chiến Hồi giáo Sunni đã tấn công nhà máy lọc dầu chính của Iraq, gây hư hại cho địa điểm này sau khi phát động một cuộc tiến quân bất ngờ và chiếm cứ nhiều thành phố ở miền bắc Iraq.
Các phần tử hiếu chiến hôm nay đã đụng độ với các lực lượng an ninh tại nhà máy lọc dầu ở Baiji, nằm ở khoảng giữa của con đường từ thủ đô Baghdad đến thành phố Mosul. Phiến quân đã chiếm thành phố Mosul hồi tuần trước.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm nay cam kết quốc gia đa số dân là người Hồi giáo Shia của ông sẽ làm tất cả mọi việc cần thiết để bảo vệ cho các địa điểm linh thiêng của người Shia ở Iraq trước mối đe dọa của quân nổi dậy mà ông gọi là “những kẻ khủng bố.”
Cũng trong ngày hôm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo quốc hội để bàn về tình hình Iraq và những biện pháp có thể sẽ được thực hiện để ứng phó với đà tiến công của phiến quân.
Cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc diễn ra trong lúc ông Obama xem xét tới những sự lựa chọn, trong đó có việc hỗ trợ cho các lực lượng an ninh Iraq và thực hiện những vụ không kích, trong lúc nhấn mạnh tới nhu cầu đoàn kết chính trị ở Iraq.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney hôm qua nói rằng không có giải pháp quân sự cho các vấn đề ở Iraq nhưng Iraq cần nhận được thêm rất nhiều hỗ trợ để phá vỡ đà tiến của các nhóm cực đoan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng yếu tố chính trị là một phần quan trọng cho sự thành công của Iraq về lâu về dài.
"Quan điểm của chúng tôi là Iraq và sự thành công ở đây không lệ thuộc vào sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào. Họ cần phải thực hiện những bước tiến trên mặt trận chính trị để bao gồm nhiều thành phần hơn, để cai trị với một cung cách phi giáo phái. Nhưng Hoa Kỳ và Tổng thống Obama đang xem xét tới nhiều sự lựa chọn khác nhau, xem xét tới những yếu tố bao gồm quyền lợi an ninh quốc gia của Hoa Kỳ."
Theo ông Jay Carney, quyền lợi an ninh quốc gia của Mỹ là không để cho nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông ISIL xây dựng một nơi trú ẩn an toàn trong khu vực. Nhóm hiếu chiến này đã chiếm quyền kiểm soát nhiều thành phố ở Iraq và đang đe dọa tấn công thủ đô Baghdad.
Hôm qua Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki gặp gỡ các nhà lãnh đạo của 3 phe Sunni, Shia và người Kurd, và sau đó các chính khách này đã cùng nhau xuất hiện trên đài truyền hình để bày tỏ tình đoàn kết.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari gọi cuộc nổi dậy của ISIL là “mối đe dọa lớn nhất” đối với chính phủ Iraq. Ông nói rằng khủng bố ở Iraq không những là một mối đe dọa cho Iraq và các nước láng giềng mà còn đe dọa tới nước Mỹ.
Ông cho rằng giúp đỡ Iraq trong cuộc xung đột hiện nay là “lựa chọn tốt nhất” của Mỹ. Ông cũng cho biết hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị Iraq muốn nhận sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ thay vì từ nước láng giềng Iran.
"Đại đa số các nhà lãnh đạo chính trị Iraq đồng ý với nhau là sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến đấu này để chống lại chủ nghĩa khủng bố sẽ tạo ra ít vấn đề hơn so với sự tham gia của Iran."
Hoa Kỳ đã loại bỏ khả năng phái binh sĩ tác chiến trở lại Iraq, nhưng Tổng thống Obama đã ra lệnh điều động 275 quân nhân đến Iraq để tăng cường cho sự bảo vệ an ninh của Sứ quán Mỹ tại Baghdad.
Hoa Kỳ đang xem xét tới việc hợp tác với Iran. Nhưng Ngũ giác đài cho biết họ không có kế hoạch hợp tác quân sự với Iran trong bất kỳ hành động nào ở Iraq.
Các phần tử hiếu chiến hôm nay đã đụng độ với các lực lượng an ninh tại nhà máy lọc dầu ở Baiji, nằm ở khoảng giữa của con đường từ thủ đô Baghdad đến thành phố Mosul. Phiến quân đã chiếm thành phố Mosul hồi tuần trước.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm nay cam kết quốc gia đa số dân là người Hồi giáo Shia của ông sẽ làm tất cả mọi việc cần thiết để bảo vệ cho các địa điểm linh thiêng của người Shia ở Iraq trước mối đe dọa của quân nổi dậy mà ông gọi là “những kẻ khủng bố.”
Cũng trong ngày hôm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo quốc hội để bàn về tình hình Iraq và những biện pháp có thể sẽ được thực hiện để ứng phó với đà tiến công của phiến quân.
Cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc diễn ra trong lúc ông Obama xem xét tới những sự lựa chọn, trong đó có việc hỗ trợ cho các lực lượng an ninh Iraq và thực hiện những vụ không kích, trong lúc nhấn mạnh tới nhu cầu đoàn kết chính trị ở Iraq.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney hôm qua nói rằng không có giải pháp quân sự cho các vấn đề ở Iraq nhưng Iraq cần nhận được thêm rất nhiều hỗ trợ để phá vỡ đà tiến của các nhóm cực đoan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng yếu tố chính trị là một phần quan trọng cho sự thành công của Iraq về lâu về dài.
"Quan điểm của chúng tôi là Iraq và sự thành công ở đây không lệ thuộc vào sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào. Họ cần phải thực hiện những bước tiến trên mặt trận chính trị để bao gồm nhiều thành phần hơn, để cai trị với một cung cách phi giáo phái. Nhưng Hoa Kỳ và Tổng thống Obama đang xem xét tới nhiều sự lựa chọn khác nhau, xem xét tới những yếu tố bao gồm quyền lợi an ninh quốc gia của Hoa Kỳ."
Theo ông Jay Carney, quyền lợi an ninh quốc gia của Mỹ là không để cho nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông ISIL xây dựng một nơi trú ẩn an toàn trong khu vực. Nhóm hiếu chiến này đã chiếm quyền kiểm soát nhiều thành phố ở Iraq và đang đe dọa tấn công thủ đô Baghdad.
Hôm qua Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki gặp gỡ các nhà lãnh đạo của 3 phe Sunni, Shia và người Kurd, và sau đó các chính khách này đã cùng nhau xuất hiện trên đài truyền hình để bày tỏ tình đoàn kết.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari gọi cuộc nổi dậy của ISIL là “mối đe dọa lớn nhất” đối với chính phủ Iraq. Ông nói rằng khủng bố ở Iraq không những là một mối đe dọa cho Iraq và các nước láng giềng mà còn đe dọa tới nước Mỹ.
Ông cho rằng giúp đỡ Iraq trong cuộc xung đột hiện nay là “lựa chọn tốt nhất” của Mỹ. Ông cũng cho biết hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị Iraq muốn nhận sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ thay vì từ nước láng giềng Iran.
"Đại đa số các nhà lãnh đạo chính trị Iraq đồng ý với nhau là sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến đấu này để chống lại chủ nghĩa khủng bố sẽ tạo ra ít vấn đề hơn so với sự tham gia của Iran."
Hoa Kỳ đã loại bỏ khả năng phái binh sĩ tác chiến trở lại Iraq, nhưng Tổng thống Obama đã ra lệnh điều động 275 quân nhân đến Iraq để tăng cường cho sự bảo vệ an ninh của Sứ quán Mỹ tại Baghdad.
Hoa Kỳ đang xem xét tới việc hợp tác với Iran. Nhưng Ngũ giác đài cho biết họ không có kế hoạch hợp tác quân sự với Iran trong bất kỳ hành động nào ở Iraq.