Đường dẫn truy cập

Philippines nói ASEAN và TQ phải bắt đầu giải quyết các vấn đề gai góc của bộ quy tắc ứng xử Biển Đông


Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo

Khối ASEAN và Trung Quốc nên đạt được tiến triển về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông bằng cách giải quyết các "vấn đề cột mốc" đầy gai góc, bao gồm phạm vi của nó và liệu nó có thể mang tính ràng buộc về mặt pháp lý hay không, nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines nói vào ngày thứ Bảy.

Biển Đông vẫn là nguồn cơn căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Philippines, Việt Nam và Malaysia. Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, đồng minh của Mỹ, hiện ở mức xấu nhất trong nhiều năm qua trong bối cảnh các cuộc đối đầu thường xuyên làm dấy lên lo ngại rằng chúng có thể leo thang thành xung đột.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cam kết vào năm 2002 sẽ tạo ra một bộ quy tắc ứng xử, nhưng mất 15 năm để bắt đầu thảo luận và tiến độ hiện vẫn chậm chạp.

Trong một cuộc phỏng vấn trước cuộc họp vào Chủ Nhật với các đối tác ASEAN tại đảo Langkawi của Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo nói các cuộc thảo luận về một bộ quy tắc đang diễn tiến, nhưng đã đến lúc phải bắt đầu giải quyết những khía cạnh quan trọng hơn và phức tạp hơn.

"Đã đến lúc chúng ta cố gắng xem xét các vấn đề mà theo quan điểm của chúng tôi là thiết yếu, nhưng chưa thực sự được thảo luận một cách thấu đáo hoặc thậm chí còn chưa được đàm phán gì nhiều. Đây là những vấn đề được gọi là cột mốc," ông Manalo nói với Reuters.

Ông nói những vấn đề đó sẽ bao gồm phạm vi của bộ quy tắc, liệu nó có ràng buộc về mặt pháp lý hay không và tác động của nó đối với các quốc gia bên thứ ba, nói thêm rằng mục đích là làm cho nó có hiệu quả và có thực chất.

"Chúng ta phải bắt đầu giải quyết những vấn đề quan trọng này," ông Manalo nói. "Đây có thể là cách tốt nhất để ít nhất là thúc đẩy đàm phán tiến về phía trước."

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Họ khẳng định chủ quyền thông qua một đội tàu hải cảnh và dân quân đánh cá mà một số nước láng giềng cáo buộc hung hăng và cản trở các hoạt động đánh bắt và năng lượng trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Trung Quốc khẳng định họ hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của mình và không công nhận phán quyết trọng tài năm 2016 nói rằng yêu sách của họ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.

Ông Manalo cũng nói khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức, không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ xét lại sự giao tiếp của mình ở Đông Nam Á.

"Chúng tôi chưa nghe hoặc thấy bất kì dấu hiệu nào về việc thu hẹp quy mô hoặc bất cứ thay đổi cụ thể nào," ông nói.

"Chúng tôi phải đợi cho đến khi chính quyền thực sự tiếp quản. Nhưng từ những gì chúng tôi thấy cho đến nay, lợi ích của Mỹ vẫn còn đó."

Diễn đàn

XS
SM
MD
LG