MANILA —
Các giới chức Cảnh sát Quốc gia Philippines cho hay nhà chức trách đã bắt giữ một nhóm ngư dân trên một chiếc tàu của Trung Quốc trong vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Ðông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật sau đây.
Trưởng ban Hàng hải Cảnh sát Quốc gia Philippines PNP, ông Noel Vargas nói các sĩ quan trong đơn vị của ông ở tỉnh Palawan đã bắt giữ các ngư dân Trung Quốc và Philippines hôm nay tại Bãi Trăng Khuyết.
“Họ là người địa phương, các ngư dân Philippines có liên quan và một tàu đánh cá với một đoàn thủy thủ Trung Quốc cũng can dự. Vì thế toán công tác PNP đã bắt giữ toán thủy thủ này cùng với các chiếc tàu.”
Ông Vargas nói trên tàu Philippines và Trung Quốc có gần 500 con rùa biển. Ðánh bắt rùa biển bị cấm ở Philippines.
Ông Vargas cho biết 15 người bị bắt sẽ bị truy tố một khi đến tỉnh Palawan. Ông nói chuyến đi trở lại Palawan sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến vì một trong những chiếc tàu bị “trục trặc” và cần phải kéo đi. Ông Vargas nói chi tiết còn rất mơ hồ về tình huống dẫn tới việc bắt giữ.
Bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa và nằm cách miền nam Palawan chừng 100 kilomet về phía tây. Bãi nằm bên trong đặc khu kinh tế 370 kilomet của Philippines.
Philippines nói một phần quần đảo Trường Sa và một số mỏm đá khác nằm bên trong đặc khu kinh tế của họ, trong khi Trung Quốc nói họ có “chủ quyền không thể tranh cãi được” đối với gần như toàn bộ Biển Ðông.
Brunei, Malaysia, Ðài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng biển phong phú hải sản, và được cho là chứa các trữ lượng to lớn về dầu khí cũng như là một tuyến thông thương nhộn nhịp.
Tại một cuộc họp báo thường lệ hôm nay, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh xác nhận “một chiếc tàu Trung Quốc đã bị một tàu Philippines chặn bắt.”
Bà Hoa nói “Giới hữu trách liên hệ của Trung Quốc đã đến hiện trường. Chúng tôi yêu cầu phía Philippines đưa ra lời giải thích và xử lý vụ việc này một cách thích đáng.”
Khi được họi liệu Trung Quốc có dung túng việc đánh bắt rùa biển bất hợp pháp theo như báo cáo hay không, bà nói các quy định và luật lệ của Trung Quốc 'đề nghị ngư dân tôn trọng luật pháp và theo đúng các quy định liên quan'.
Một phát ngôn viên Quân lực Philippines nói bởi vì những vụ bắt giữ hôm nay có liên hệ đến việc đánh bắt rùa biển, vụ việc này là một vấn đề thực thi công lực, chứ không phải là vấn đề quân sự.
Philippines đã đệ đơn xin một tòa án Liên Hiệp Quốc làm trọng tài về việc mà Philippines gọi là 'những tuyên bố quá đáng' của Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển. Trung Quốc bác bỏ việc trọng tài và chưa đáp lại về vụ này. Vào cuối tháng 3, Manila đã đệ trình gần 4.000 trang tài liệu hỗ trợ cho đơn xin tòa làm trọng tài. Bang giao giữa hai nước lại càng trở nên căng thẳng hơn.
Trong mấy năm vừa qua, Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tuần tra dân sự trong lãnh hải có tranh chấp. Các tàu hải giám Trung Quốc đã ngăn ngư dân không cho vào Bãi cạn Scarborough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 225 kilomet về phía tây. Các tàu này cũng đã đi vòng quanh Bãi cạn Thomas Số 2 gần Palawan, nơi một đơn vị nhỏ của Philippines trú đóng trên một chiếc tàu quân sự cũ nằm trên bờ.
Trưởng ban Hàng hải Cảnh sát Quốc gia Philippines PNP, ông Noel Vargas nói các sĩ quan trong đơn vị của ông ở tỉnh Palawan đã bắt giữ các ngư dân Trung Quốc và Philippines hôm nay tại Bãi Trăng Khuyết.
“Họ là người địa phương, các ngư dân Philippines có liên quan và một tàu đánh cá với một đoàn thủy thủ Trung Quốc cũng can dự. Vì thế toán công tác PNP đã bắt giữ toán thủy thủ này cùng với các chiếc tàu.”
Ông Vargas nói trên tàu Philippines và Trung Quốc có gần 500 con rùa biển. Ðánh bắt rùa biển bị cấm ở Philippines.
Ông Vargas cho biết 15 người bị bắt sẽ bị truy tố một khi đến tỉnh Palawan. Ông nói chuyến đi trở lại Palawan sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến vì một trong những chiếc tàu bị “trục trặc” và cần phải kéo đi. Ông Vargas nói chi tiết còn rất mơ hồ về tình huống dẫn tới việc bắt giữ.
Bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa và nằm cách miền nam Palawan chừng 100 kilomet về phía tây. Bãi nằm bên trong đặc khu kinh tế 370 kilomet của Philippines.
Philippines nói một phần quần đảo Trường Sa và một số mỏm đá khác nằm bên trong đặc khu kinh tế của họ, trong khi Trung Quốc nói họ có “chủ quyền không thể tranh cãi được” đối với gần như toàn bộ Biển Ðông.
Brunei, Malaysia, Ðài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng biển phong phú hải sản, và được cho là chứa các trữ lượng to lớn về dầu khí cũng như là một tuyến thông thương nhộn nhịp.
Tại một cuộc họp báo thường lệ hôm nay, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh xác nhận “một chiếc tàu Trung Quốc đã bị một tàu Philippines chặn bắt.”
Bà Hoa nói “Giới hữu trách liên hệ của Trung Quốc đã đến hiện trường. Chúng tôi yêu cầu phía Philippines đưa ra lời giải thích và xử lý vụ việc này một cách thích đáng.”
Khi được họi liệu Trung Quốc có dung túng việc đánh bắt rùa biển bất hợp pháp theo như báo cáo hay không, bà nói các quy định và luật lệ của Trung Quốc 'đề nghị ngư dân tôn trọng luật pháp và theo đúng các quy định liên quan'.
Một phát ngôn viên Quân lực Philippines nói bởi vì những vụ bắt giữ hôm nay có liên hệ đến việc đánh bắt rùa biển, vụ việc này là một vấn đề thực thi công lực, chứ không phải là vấn đề quân sự.
Philippines đã đệ đơn xin một tòa án Liên Hiệp Quốc làm trọng tài về việc mà Philippines gọi là 'những tuyên bố quá đáng' của Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển. Trung Quốc bác bỏ việc trọng tài và chưa đáp lại về vụ này. Vào cuối tháng 3, Manila đã đệ trình gần 4.000 trang tài liệu hỗ trợ cho đơn xin tòa làm trọng tài. Bang giao giữa hai nước lại càng trở nên căng thẳng hơn.
Trong mấy năm vừa qua, Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tuần tra dân sự trong lãnh hải có tranh chấp. Các tàu hải giám Trung Quốc đã ngăn ngư dân không cho vào Bãi cạn Scarborough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 225 kilomet về phía tây. Các tàu này cũng đã đi vòng quanh Bãi cạn Thomas Số 2 gần Palawan, nơi một đơn vị nhỏ của Philippines trú đóng trên một chiếc tàu quân sự cũ nằm trên bờ.