MANILA —
Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines mới đây đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động xây dựng trên những hòn đảo nhỏ ở Biển Đông. Trong khi đó, các giới chức chính quyền cùng với một số nhân sĩ Philippines đang tìm cách phát triển hòn đảo duy nhất có dân thường sinh sống ở quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Khoảng 150 người đã hô to khẩu hiệu “Trung Quốc cút đi!” tại một cuộc biểu tình mới đây ở trung tâm thành phố Manila để phản đối những hoạt động lấp biển lấy đất mà Bắc Kinh đang tiến hành tại một số đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Carlos Celdran, một nhà sử học và là một nghệ sĩ ở Manila, đã tham gia cuộc biểu tình. Ông nói rằng vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc là một vụ tranh giành tài nguyên ở Biển Đông. Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có yêu sách chủ quyền đối với vùng biển có nhiều cá và dầu lửa này.
Ông Celdran cho rằng những việc như lấp biển lấy đất, khoan dầu trong vùng biển có tranh chấp và những hoạt động khác của Trung Quốc để khẳng định yêu sách chủ quyền là những việc “không hợp thời.”
Nhưng ông nói rằng người dân Philippines nên “dính líu tới vấn đề này.”
"Chúng tôi đã hoàn toàn thất bại trong việc phát triển bãi cạn Pagasa và quần đảo Kalayaan. Đảo này hoàn toàn không thích hợp cho con người sinh sống lâu dài. Đó là một đảo vắng, không có nước, không có cơ sở hạ tầng, không có điện. Do đó, có một mối rủi ro rất lớn là người dân sẽ bỏ đảo ra đi và bỏ trống hòn đảo này cho Trung Quốc tới chiếm."
Ông Celdran gọi quần đảo Trường Sa là Kalayaan theo tên địa phương. Philippines đang chiếm 9 hòn đảo trong số khoảng vài trăm đảo nhỏ và bãi cạn ở vùng này, trong đó có đảo Pagasa, tức đảo Thị Tứ, rộng 37 héc ta và là nơi có khoảng 150 thường dân cư trú.
Cách nay vài tháng, ông Celdran cùng với một số bạn bè lập ra một dự án để hỗ trợ cho đảo Thị Tứ. Mục tiêu của họ là tăng cường cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục trên đảo, những mục tiêu mà ông Celdran nói là “hoàn toàn có thể đạt được.” Họ dự trù đưa tới đảo này các hệ thống lọc nước và điện mặt trời. Cho đến nay họ đã tặng sách giáo khoa cho 30 học sinh tiểu học tại một ngôi trường một lớp.
Quận trưởng Kalayan, ông Eugenio Bito-onon đã xây ngôi trường này cách nay hai năm. Ông cho biết trước đây các học sinh phải tới học ở Palawan, là tỉnh đảo các Kalayan chừng 500 kilo mét về hướng đông.
Ông Bito-ono cho biết cư dân ở Thị Tứ hầu hết là nhân viên chính quyền địa phương và ngư phủ. Ông nói rằng đảo này nằm ở mức thấp nhất trong cấu trúc kinh tế xã hội của Philippines. Năm nay, ngân sách dành cho dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng ở đây đã tăng chút đỉnh so với năm ngoái nhưng cũng chỉ ở mức 223.000 đô la.
Ông Bito-ono nói rằng khoản tiền đó chỉ đủ để cung cấp những dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe. Đảo này không có bác sĩ và đường băng phi trường không dùng được.
"Nhưng nếu chúng tôi có những cơ sở, những cơ sở hữu ích như một phi trường tử tế, phi trường dân sự và có các chuyến bay thường xuyên, và chúng tôi có một bến cảng đàng hoàng và một chiếc tàu hoạt động tốt, thì mọi chuyện sẽ được bình thường. Không có vấn đề gì cả."
Hôm thứ hai vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng việc Philippines đòi ngưng hoạt động xây dựng trên các hòn đảo ở Biển Đông là “hoàn toàn vô lý.” Bà Hoa nói rằng Trung Quốc có quyền làm những gì mà họ muốn trên lãnh thổ của mình. Bà cũng tố cáo Philippines chiếm đóng trái phép một số hòn đảo ở đây và đang thực hiện những hoạt động xây dựng. Trung Quốc lâu nay vẫn cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 90% Biển Đông.
Ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói rằng những hoạt động xây dựng của Philippines chỉ để tìm cách theo kịp những nước láng giềng đã có những cơ sở hạ tầng khá vững chắc trên những hòn đảo mà họ đang chiếm đóng.
"Sửa chữa đường băng hoặc tu bổ một thứ gì đó, như những việc mà Philippines đang làm, có thể là xây thêm một ngôi trường hay những việc đại loại như vậy. Đó là một chuyện. Nhưng tiến hành hoạt động lấp biển để lấy đất là một chuyện hoàn toàn khác."
Ông Storey cho biết tuyên bố không có tính chất cưỡng hành mà Trung Quốc ký kết với khối ASEAN gồm 10 nước hội viên với Trung Quốc không ngăn cấm việc nâng cấp những cơ sở có sẵn. Tuy nhiên, ông nói rằng việc lấp biển lấy đất đã vượt quá giới hạn và vi phạm tinh thần của tuyên bố đó.
Các giới chức của nhiều nước cho rằng hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc có mục đích xây dựng những cơ sở quân sự.
Một nhà phân tích khác của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, ông Sam Bateman cho rằng những hoạt động đó sẽ được dùng để biện minh cho những yêu sách chủ quyền biển đảo trong tương lai và việc đó có thể làm cho căng thẳng gia tăng thêm nữa.
Ông cho rằng những mục tiêu phi quân sự của Philippines trên đảo Thị Tứ sẽ có ích cho việc khẳng định yêu sách chủ quyền của Manila.
Khoảng 150 người đã hô to khẩu hiệu “Trung Quốc cút đi!” tại một cuộc biểu tình mới đây ở trung tâm thành phố Manila để phản đối những hoạt động lấp biển lấy đất mà Bắc Kinh đang tiến hành tại một số đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Carlos Celdran, một nhà sử học và là một nghệ sĩ ở Manila, đã tham gia cuộc biểu tình. Ông nói rằng vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc là một vụ tranh giành tài nguyên ở Biển Đông. Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có yêu sách chủ quyền đối với vùng biển có nhiều cá và dầu lửa này.
Ông Celdran cho rằng những việc như lấp biển lấy đất, khoan dầu trong vùng biển có tranh chấp và những hoạt động khác của Trung Quốc để khẳng định yêu sách chủ quyền là những việc “không hợp thời.”
Nhưng ông nói rằng người dân Philippines nên “dính líu tới vấn đề này.”
"Chúng tôi đã hoàn toàn thất bại trong việc phát triển bãi cạn Pagasa và quần đảo Kalayaan. Đảo này hoàn toàn không thích hợp cho con người sinh sống lâu dài. Đó là một đảo vắng, không có nước, không có cơ sở hạ tầng, không có điện. Do đó, có một mối rủi ro rất lớn là người dân sẽ bỏ đảo ra đi và bỏ trống hòn đảo này cho Trung Quốc tới chiếm."
Ông Celdran gọi quần đảo Trường Sa là Kalayaan theo tên địa phương. Philippines đang chiếm 9 hòn đảo trong số khoảng vài trăm đảo nhỏ và bãi cạn ở vùng này, trong đó có đảo Pagasa, tức đảo Thị Tứ, rộng 37 héc ta và là nơi có khoảng 150 thường dân cư trú.
Cách nay vài tháng, ông Celdran cùng với một số bạn bè lập ra một dự án để hỗ trợ cho đảo Thị Tứ. Mục tiêu của họ là tăng cường cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục trên đảo, những mục tiêu mà ông Celdran nói là “hoàn toàn có thể đạt được.” Họ dự trù đưa tới đảo này các hệ thống lọc nước và điện mặt trời. Cho đến nay họ đã tặng sách giáo khoa cho 30 học sinh tiểu học tại một ngôi trường một lớp.
Quận trưởng Kalayan, ông Eugenio Bito-onon đã xây ngôi trường này cách nay hai năm. Ông cho biết trước đây các học sinh phải tới học ở Palawan, là tỉnh đảo các Kalayan chừng 500 kilo mét về hướng đông.
Ông Bito-ono cho biết cư dân ở Thị Tứ hầu hết là nhân viên chính quyền địa phương và ngư phủ. Ông nói rằng đảo này nằm ở mức thấp nhất trong cấu trúc kinh tế xã hội của Philippines. Năm nay, ngân sách dành cho dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng ở đây đã tăng chút đỉnh so với năm ngoái nhưng cũng chỉ ở mức 223.000 đô la.
Ông Bito-ono nói rằng khoản tiền đó chỉ đủ để cung cấp những dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe. Đảo này không có bác sĩ và đường băng phi trường không dùng được.
"Nhưng nếu chúng tôi có những cơ sở, những cơ sở hữu ích như một phi trường tử tế, phi trường dân sự và có các chuyến bay thường xuyên, và chúng tôi có một bến cảng đàng hoàng và một chiếc tàu hoạt động tốt, thì mọi chuyện sẽ được bình thường. Không có vấn đề gì cả."
Hôm thứ hai vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng việc Philippines đòi ngưng hoạt động xây dựng trên các hòn đảo ở Biển Đông là “hoàn toàn vô lý.” Bà Hoa nói rằng Trung Quốc có quyền làm những gì mà họ muốn trên lãnh thổ của mình. Bà cũng tố cáo Philippines chiếm đóng trái phép một số hòn đảo ở đây và đang thực hiện những hoạt động xây dựng. Trung Quốc lâu nay vẫn cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 90% Biển Đông.
Ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói rằng những hoạt động xây dựng của Philippines chỉ để tìm cách theo kịp những nước láng giềng đã có những cơ sở hạ tầng khá vững chắc trên những hòn đảo mà họ đang chiếm đóng.
"Sửa chữa đường băng hoặc tu bổ một thứ gì đó, như những việc mà Philippines đang làm, có thể là xây thêm một ngôi trường hay những việc đại loại như vậy. Đó là một chuyện. Nhưng tiến hành hoạt động lấp biển để lấy đất là một chuyện hoàn toàn khác."
Ông Storey cho biết tuyên bố không có tính chất cưỡng hành mà Trung Quốc ký kết với khối ASEAN gồm 10 nước hội viên với Trung Quốc không ngăn cấm việc nâng cấp những cơ sở có sẵn. Tuy nhiên, ông nói rằng việc lấp biển lấy đất đã vượt quá giới hạn và vi phạm tinh thần của tuyên bố đó.
Các giới chức của nhiều nước cho rằng hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc có mục đích xây dựng những cơ sở quân sự.
Một nhà phân tích khác của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, ông Sam Bateman cho rằng những hoạt động đó sẽ được dùng để biện minh cho những yêu sách chủ quyền biển đảo trong tương lai và việc đó có thể làm cho căng thẳng gia tăng thêm nữa.
Ông cho rằng những mục tiêu phi quân sự của Philippines trên đảo Thị Tứ sẽ có ích cho việc khẳng định yêu sách chủ quyền của Manila.