Đường dẫn truy cập

Philippines phản đối sự hiện hiện ‘bất hợp pháp’ của Trung Quốc ở Biển Đông


TƯ LIỆU: Nhân viên của lực lượng Tuần duyên Philippines quan sát những tàu được cho là tàu dân quân của Trung Quốc ở Bãi cạn Sabina ở Biển Đông, ngày 27 tháng 4, 2021.
TƯ LIỆU: Nhân viên của lực lượng Tuần duyên Philippines quan sát những tàu được cho là tàu dân quân của Trung Quốc ở Bãi cạn Sabina ở Biển Đông, ngày 27 tháng 4, 2021.

Philippines phản đối “sự hiện diện bất hợp pháp và các hoạt động” liên tục của Trung Quốc gần một đảo ở Biển Đông do quốc gia Đông Nam Á này kiểm soát, bộ ngoại giao cho biết ngày thứ Bảy.

Manila đã đệ trình công hàm phản đối ngoại giao vào ngày thứ Sáu về “việc điều động không ngừng, sự hiện diện kéo dài, và các hoạt động bất hợp pháp của những tài sản hàng hải và tàu cá của Trung Quốc” gần đảo Thitu (tiếng Việt gọi là Thị Tứ).

Philippines yêu cầu nước láng giềng rút các tàu này lại.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận ngoài giờ làm việc.

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã leo thang liên quan tới sự hiện diện từ mấy tháng qua của hàng trăm tàu thuyền Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Philippines. Philippines nói họ tin rằng các tàu này do lực lượng dân quân điều khiển, trong khi Bắc Kinh nói đó là những tàu đánh cá trú ẩn vì thời tiết xấu.

“Quần đảo Pag-asa là một phần thiết yếu của Philippines mà nước này có chủ quyền và quyền tài phán,” bộ ngoại giao nói trong một phát biểu.

Đảo Thitu, được gọi là Pag-asa ở Philippines, cách đất liền 451 km và là đảo lớn rất trong số tám bãi đá, bãi cạn và đảo mà nước này chiếm đóng ở Quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đã xây dựng một thành phố mini với các đường băng, nhà chứa máy bay và lắp đặt phi đạn đất đối không ở Đá Subi cách Thitu khoảng 25km.

Đây ít nhất là công hàm phản đối ngoại giao thứ 84 mà Philippines đệ trình với Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào năm 2016.

Một tòa án quốc tế năm đó đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi khoảng 3 ngàn tỉ đôla khối lượng thương mại đi qua hàng năm. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và địa hình khác nhau trong khu vực.

Ông Duterte đã gác qua một bên phán quyết có lợi cho Philippines và theo đuổi mối quan hệ hợp tác với Bắc Kinh để đổi lấy các cam kết cho vay, viện trợ và đầu tư hàng tỉ đôla, phần lớn vẫn đang chờ giải ngân.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG