Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuần sau sẽ đến thăm Trung Quốc trong chuyến công du còn bao gồm các chặng dừng chân ở Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật rằng tuy chuyến thăm Bắc Kinh vốn được dự trù sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế và những kế hoạch hợp tác khác, các nhà phân tích nói rằng khu vực phòng không mới của Trung Quốc ở Biển Đông Trung Hoa có phần chắc là một đề tài chính của các cuộc thảo luận.
Các giới chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết ông Biden sẽ trực tiếp nêu lên vấn đề liên quan tới khu vực phòng không mà Trung Quốc mới thiết lập và sẽ tìm cách giảm thiểu những mối căng thẳng, nhưng ông sẽ không đưa ra một kháng nghị chính thức đối với quyết định của Bắc Kinh.
Các giới chức nói rằng chuyến đi này sẽ là một cơ hội để nói chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quyết định đó, để bày tỏ những mối quan tâm của Washington và làm rõ lý do tại sao Trung Quốc có hành động như vậy.
Ông Jonathan Pollack, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Brookings ở Washington, cho biết diễn tiến này làm cho ông Biden không có đủ thời giờ để bàn về những vấn đề khác trong chuyến công du này.
Ông nói rằng khu vực phòng không mới sẽ không chỉ được mang ra thảo luận tại Bắc Kinh mà còn được bàn tới một cách kỹ lưỡng ở Tokyo và Seoul:
"Nếu lúc đầu ông ấy muốn thực hiện chuyến đi để thật sự hiểu rõ những chính sách phát xuất Hội nghị Ba [của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc], tôi tin chắc là vấn đề khu vực phòng không bây giờ sẽ chen vào các cuộc nói chuyện một cách trực tiếp. Đó là một việc mà tôi không có thể tin là Trung Quốc muốn thấy."
Các nước láng giềng của Trung Quốc đã mạnh mẽ chống đối quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông Trung Hoa và quân đội của Mỹ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã thực hiện những chuyến bay thông qua vùng này mà không thông báo cho giới hữu trách Trung Quốc.
Trước đó Trung Quốc đã cảnh cáo là những chuyến bay bay vào vùng này mà không thông báo lý lịch có thể đối mặt với hành động quân sự.
Để đáp lại các chuyến bay của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên, Bắc Kinh đã bắt đầu thực hiện những chuyến bay tuần tiễu trong vùng này. Cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên đều cho biết họ đang xem xét tới việc nới rộng khu vực phòng không của họ.
Nhà phân tích Pollack cho biết đàng sau những lời lẽ mạnh bạo, người ta không biết được quân đội Trung Quốc sẽ làm cách nào để chấp hành các qui định của họ trong vùng này. Phân tích gia Pollack nói:
"Đó là khi chúng ta tiến vào một phạm trù của những sự việc và sự cố có thể xảy ra. Tôi không nghĩ có bên nào ở đây muốn có xung đột, nhưng những sự việc có thể xảy ra, đặc biệt là khi một lực lượng không quân như lực lượng của Trung Quốc tương đối xa lạ với những hoạt động loại này. Họ có rất ít kinh nghiệm thực tế trong việc tiến hành bất kỳ loại hoạt động nào của những hoạt động tiềm năng."
Trước đây trong năm nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu một nỗ lực mới nhắm xác định lại mối quan hệ của họ như mối quan hệ của các đại cường. Chuyến viếng thăm của Phó Tổng thống Biden có mục đích thăng tiến nỗ lực đó dựa trên thành quả của cuộc gặp gỡ không chính thức tại California hồi đầu năm nay giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Ông Kim Xán Vinh, giáo sư chính trị học của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng tuy ông Biden có phần chắc sẽ đề cập tới những mối căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng vấn đề quan trọng nhất sẽ là những mối quan hệ tổng thể giữa Washington với Bắc Kinh. Ông nhận định:
"Giáo sư Kim nói rằng Hoa Kỳ rất lo lắng về việc Trung Quốc có thể xảy ra xung đột với các nước láng giềng và các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Ông nói thêm rằng rằng khó có thể biết được đôi bên sẽ dành bao nhiêu thời giờ để bàn về vấn đề này, nhưng ông tin là trọng tâm của ông Biden vẫn là tăng cường và cải thiện các mối quan hệ với Bắc Kinh."
Ông Biden sẽ lên đường sang Nhật vào ngày chủ nhật này. Sau đó ông sẽ đến thăm Bắc Kinh và Seoul trước khi quay về Washington vào ngày thứ Bảy.
Tại Bắc Kinh, ông Biden sẽ họp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tại Nhật Bản, vị phó tổng thống của Mỹ sẽ dự một bữa ăn tối vừa ăn vừa làm việc với Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp Nhật.
Trong khi lưu lại Seoul, ông Biden sẽ được thuyết trình về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra ông cũng sẽ đọc một bài diễn văn tại Đại học Yonsei, tập trung nói về quan hệ Mỹ- Hàn và các chủ trương và chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á.
Các giới chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết ông Biden sẽ trực tiếp nêu lên vấn đề liên quan tới khu vực phòng không mà Trung Quốc mới thiết lập và sẽ tìm cách giảm thiểu những mối căng thẳng, nhưng ông sẽ không đưa ra một kháng nghị chính thức đối với quyết định của Bắc Kinh.
Các giới chức nói rằng chuyến đi này sẽ là một cơ hội để nói chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quyết định đó, để bày tỏ những mối quan tâm của Washington và làm rõ lý do tại sao Trung Quốc có hành động như vậy.
Ông Jonathan Pollack, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Brookings ở Washington, cho biết diễn tiến này làm cho ông Biden không có đủ thời giờ để bàn về những vấn đề khác trong chuyến công du này.
Ông nói rằng khu vực phòng không mới sẽ không chỉ được mang ra thảo luận tại Bắc Kinh mà còn được bàn tới một cách kỹ lưỡng ở Tokyo và Seoul:
"Nếu lúc đầu ông ấy muốn thực hiện chuyến đi để thật sự hiểu rõ những chính sách phát xuất Hội nghị Ba [của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc], tôi tin chắc là vấn đề khu vực phòng không bây giờ sẽ chen vào các cuộc nói chuyện một cách trực tiếp. Đó là một việc mà tôi không có thể tin là Trung Quốc muốn thấy."
Các nước láng giềng của Trung Quốc đã mạnh mẽ chống đối quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông Trung Hoa và quân đội của Mỹ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã thực hiện những chuyến bay thông qua vùng này mà không thông báo cho giới hữu trách Trung Quốc.
Trước đó Trung Quốc đã cảnh cáo là những chuyến bay bay vào vùng này mà không thông báo lý lịch có thể đối mặt với hành động quân sự.
Để đáp lại các chuyến bay của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên, Bắc Kinh đã bắt đầu thực hiện những chuyến bay tuần tiễu trong vùng này. Cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên đều cho biết họ đang xem xét tới việc nới rộng khu vực phòng không của họ.
Nhà phân tích Pollack cho biết đàng sau những lời lẽ mạnh bạo, người ta không biết được quân đội Trung Quốc sẽ làm cách nào để chấp hành các qui định của họ trong vùng này. Phân tích gia Pollack nói:
"Đó là khi chúng ta tiến vào một phạm trù của những sự việc và sự cố có thể xảy ra. Tôi không nghĩ có bên nào ở đây muốn có xung đột, nhưng những sự việc có thể xảy ra, đặc biệt là khi một lực lượng không quân như lực lượng của Trung Quốc tương đối xa lạ với những hoạt động loại này. Họ có rất ít kinh nghiệm thực tế trong việc tiến hành bất kỳ loại hoạt động nào của những hoạt động tiềm năng."
Trước đây trong năm nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu một nỗ lực mới nhắm xác định lại mối quan hệ của họ như mối quan hệ của các đại cường. Chuyến viếng thăm của Phó Tổng thống Biden có mục đích thăng tiến nỗ lực đó dựa trên thành quả của cuộc gặp gỡ không chính thức tại California hồi đầu năm nay giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Ông Kim Xán Vinh, giáo sư chính trị học của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng tuy ông Biden có phần chắc sẽ đề cập tới những mối căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng vấn đề quan trọng nhất sẽ là những mối quan hệ tổng thể giữa Washington với Bắc Kinh. Ông nhận định:
"Giáo sư Kim nói rằng Hoa Kỳ rất lo lắng về việc Trung Quốc có thể xảy ra xung đột với các nước láng giềng và các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Ông nói thêm rằng rằng khó có thể biết được đôi bên sẽ dành bao nhiêu thời giờ để bàn về vấn đề này, nhưng ông tin là trọng tâm của ông Biden vẫn là tăng cường và cải thiện các mối quan hệ với Bắc Kinh."
Ông Biden sẽ lên đường sang Nhật vào ngày chủ nhật này. Sau đó ông sẽ đến thăm Bắc Kinh và Seoul trước khi quay về Washington vào ngày thứ Bảy.
Tại Bắc Kinh, ông Biden sẽ họp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tại Nhật Bản, vị phó tổng thống của Mỹ sẽ dự một bữa ăn tối vừa ăn vừa làm việc với Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp Nhật.
Trong khi lưu lại Seoul, ông Biden sẽ được thuyết trình về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra ông cũng sẽ đọc một bài diễn văn tại Đại học Yonsei, tập trung nói về quan hệ Mỹ- Hàn và các chủ trương và chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á.