Đường dẫn truy cập

‘Quá tam ba bận’: Việt Nam ‘đi với ma’ đến bao giờ”?


Trong một lần bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine - Nga. Việt Nam một lần nữa bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Nga.
Trong một lần bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine - Nga. Việt Nam một lần nữa bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Nga.

Nhưng quan trọng hơn chuyện vũ khí là não trạng phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước.

Hôm 13/10/2022, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA), Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Mátxcơva sáp nhập bốn vùng đất mới cưỡng chiếm từ Ukraine vào Lãnh thổ Nga. Động thái ngoại giao này được nhà văn Võ Thị Hảo ví, Hà Nội như một con ếch ngồi chồm chỗm vỗ tay tán thưởng ngọn lửa dưới đáy nồi đang luộc đồng loại và sẽ đến lượt luộc chết chính cả bản thân mình.

Hải Lê

“Đi với ma mặc áo giấy…”

Có nghĩa là nếu ai cứ bận cái áo giấy của hồn ma mãi thì mình cũng sẽ thành một con ma, với não trạng, cách sống, tà ý và tà tâm đúng như thế. Đó chính là lời cảnh báo dành cho lãnh đạo Việt Nam đã gián tiếp ủng hộ cuộc xâm lược của Nga hiện nay ở Ukraine. Nhà văn Võ Thị Hảo từ nước Đức cho rằng, thủ đoạn của Nga trong việc cưỡng ép trưng cầu dân ý để chiếm đoạt bốn vùng lãnh thổ của Ukraine đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, cổ võ các nước lớn có thể trắng trợn chiếm đoạt các nước nhỏ, bất chấp những luật lệ quốc tế. Việt Nam lại luôn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm và tình thế ngày càng nguy hiểm nếu UNGA không đoàn kết đủ để ngăn chặn hành vi xâm lược của Nga, thì Trung Quốc cũng dễ “noi theo” gương xấu ấy… Nữ văn sỹ nổi tiếng lập luận, Việt Nam bỏ phiếu trắng, đồng nghĩa với việc chấp nhận hành vi xâm lược và đàn áp nhân quyền của Nga chỉ một ngày sau khi Hà Nội vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là một sự phản bội nhân quyền, khiến cho Việt Nam thêm mất uy tín và sẽ bị cô lập trên thế giới.

Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét: “Việc Việt Nam bỏ phiếu phản đối lên án Nga sáp nhập Ukraine bất hợp pháp có thể gây hại cho Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu này làm xói mòn lòng tin của Hoa Kỳ và EU đối với Việt Nam như một đối tác tin cậy và thành viên xây dựng của cộng đồng quốc tế. Nếu cuộc chiến ở Ukraine trở thành một cuộc xung đột kéo dài, Việt Nam có thể được coi là một phần của vấn đề vì đã tiếp tay cho Nga”. Ông Will Nguyễn, nhà vận động nhân quyền nói với phóng viên Đài RFA: “Tôi nghĩ nếu Hồ Chí Minh còn sống đến ngày hôm nay, ông ấy sẽ xấu hổ với chính phủ Việt Nam về việc họ bỏ phiếu trắng. Nếu thực sự “không có gì quý hơn độc lập và tự do”, lá phiếu ở UNGA lẽ ra phải rõ ràng là ủng hộ Ukraine. Và trước tình hình nguy hiểm ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã phản bội di sản của Hồ Chí Minh". Nhà thơ Hoàng Hưng, một nhà phản biện xã hội từ Sài Gòn cho rằng, thái độ của Hà Nội khiến nhiều người thất vọng. Theo ông, Việt Nam hiện nay không muốn đối đầu với Nga, vì có nhiều liên quan giữa Hà Nội và Mátxcơva trong quốc phòng và khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.

Thiết tưởng nên nhắc lại lập trường “tuyên bố một đằng, bỏ phiếu một nẻo” của đại diện Việt Nam tại UNGA. Từ ngày nổ ra chiến tranh, đã ba lần nền ngoại giao phản dân của ĐCSVN đã phản bội lợi ích quốc gia, làm nhục quốc thể. Nhà văn quân đội – Đại tá Phạm Đình Trọng – đã có cái nhìn thật sắc bén khi ông khái quát: “Trong khi hầu hết các quốc gia có mặt ở LHQ (trong hai lần 2/3 và 24/3 trước đây) đều bỏ phiếu lên án Nga, đòi Nga rút quân và ủng hộ Ukraine, thì cả hai lần ấy, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Hai lần người dân Việt Nam bị các lá phiếu trắng ấy làm nhục trước thế giới”. Và đến lần thứ ba hôm 7/4 vừa rồi, Đại tá Trọng tố cáo tiếp: “Lần thứ ba, 93 cánh tay cộng đồng nhân loại chỉ mặt cái ác của Putin ở Ucraine. 93 cánh tay loài người văn minh lôi cái ác Putin ra khỏi Hội đồng Nhân quyền. Đi xa hơn hai lần trước, lần này nhà nước Việt Nam bỏ phiếu chống. Chống lại 93 cánh tay chỉ mặt tội ác Putin – Nga. Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin – Nga”.

Phiếu trắng lần này cực kỳ nguy hiểm

Và lần thứ tư này, sau khi “quá tam ba bận”, ngày 13/10/2022, Việt Nam lại tiếp tục bỏ phiếu trắng, “theo voi hít bã mía” (bỏ phiếu theo Trung Quốc), không dám lên án hành động phi nhân phi pháp của Nga đối với Ukraine. Nhưng lá phiếu trắng lần này nguy hiểm gấp bội phần so với hai lần trước. Cũng đúng vào ngày bỏ phiếu nói trên (13/10), tại Hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở thủ đô Astana của Kazakhstan, Putin kích động tình cảm bài phương Tây ở các lãnh đạo châu Á. Với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đang siết chặt, ông Putin đã chuyển trọng tâm từ chiến đấu với phe trước đây bị ông cáo buộc là “tân phát xít” ở Kyiv sang đối đầu với “tập thể phương Tây” đang võ trang cho Ukraine, bị cho là có mục đích được mở rộng ảnh hưởng của phương Tây và thu hẹp ảnh hưởng của Nga. Putin lập luận: “Thế giới đang trở nên thực sự đa cực”. Và ông nói tiếp: “Và châu Á, nơi các trung tâm quyền lực mới đang xuất hiện, đóng một vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là chủ chốt trong thế giới đó”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 13/10 đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine là một phần của “cuộc Thập tự chinh” của Nga chống lại nền dân chủ tự do. Trong khi đó, ở Việt Nam, thái độ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine của Đảng và Nhà nước cộng sản phản ánh tâm lý thù địch phương Tây có nguồn gốc ý thức hệ. Bất chấp những thất bại và bước lùi gần đây trên chiến trường ở Ukraine cho thấy dấu hiệu Putin sa lầy và đang rơi vào tuyệt vọng, bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc lên án Nga vi phạm luật pháp quốc tế, một bộ phận giới tinh hoa ở Việt Nam vẫn khăng khăng thái độ ủng hộ các quyết định của ĐCSVN và của Tổng thống Putin về cuộc chiến. Thật đáng buồn cho hiện trạng “cọc đèn tối chân” này. Ký ức về một thời đã qua vẫn sâu nặng về người Nga “tốt bụng” và đất nước Xô-viết hùng vĩ, hoài niệm về một nền văn hoá bao dung và tình cảm quốc tế, sự giúp đỡ vô tư… là một trong những nguyên nhân của thái độ ủng hộ Putin, bất chấp bối cảnh thực tế đang thay đổi mạnh mẽ. Hơn thế, đằng sau tâm lý thù địch Mỹ và phương Tây là một thứ chủ nghĩa mang cội nguồn ý thức hệ cộng sản, được cho là có ưu thế trong điều kiện chiến tranh.

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đang sang tháng thứ tám và Điện Kremlin liên tiếp gặp nhiều thất bại trên chiến trường. Điều này khiến một số quan sát viên ngoại quốc cảnh báo rằng Putin nay như “con thú cùng đường” và sẽ có các phản ứng tàn bạo nhắm vào thường dân Ukraine để triệt hạ tinh thần chiến đấu của quốc gia này. Các tội ác của Nga đối với dân thường Ukraine ngày càng chồng chất trong khi nhà nước Việt Nam không nhận thức được thiện ác khi tiếp tục không lên án cuộc xâm lược của Nga. Nhiều nhà am hiểu thời sự ở Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về hiệu quả của các loại vũ khí này khi quân Nga đang thất thế trên chiến trường, bên cạnh tính phi nghĩa của cuộc xâm lược mà Mátxcơva đang tiến hành ở nước láng giềng. Nhưng quan trọng hơn chuyện vũ khí là não trạng phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước. Các nhà phân tích cho rằng, muốn bảo vệ được đất nước trước hết phải có chính nghĩa, vậy ủng hộ kẻ xâm lược có chính nghĩa không? Thứ hai, một nước như Việt Nam khi bị xâm lược, cần phải có sự ủng hộ của đại đa số các nước, trong đó các nước hùng mạnh, văn minh. Vậy Nga có phải là nước hùng mạnh và văn minh không? Vậy, Việt Nam còn “kiên định” đi với Nga đến bao giờ?

Diễn đàn

XS
SM
MD
LG