Căng thẳng vì quá khứ xâm lược của Nhật Bản tiếp tục gây chia rẽ giữa Tokyo và Seoul, trong khi mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Kinh lại ấm dần lên. Nhật và Nam Triều Tiên thứ Ba tuần này đã cãi cọ với nhau về dự án làm đài tưởng niệm ở Trung Quốc cho một anh hùng Triều Tiên, người mà một thế kỷ trước đã ám sát thủ tướng đầu tiên của đế quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng chủ nghĩa dân tộc làm tăng thêm sự thù nghịch bị lợi dụng để ghi điểm chính trị chứ không phản ánh tình cảm của công chúng trong cả hai quốc gia hay là một sự thay đổi của Nam Triều Tiên đối với Trung Quốc.
Có nhiều tranh cãi xung quanh kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng một tượng đài bằng đá của vị anh hùng người Triều Tiên Ahn Jung-Guen.
Ông Ahn đã bắn và giết chết Hirobumi Ito, cựu thủ tướng Nhật Bản và giữ chức toàn quyền ở Triều Tiên, vào năm 1909 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ở đông bắc Trung Quốc, nơi mà tượng đài sẽ được dựng lên.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye yêu cầu làm đài tưởng niệm trong kỳ thượng đỉnh vào tháng Bảy khi đến thăm Trung Quốc và đã cảm tạ nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Bắc Kinh vào tuần này tại Seoul.
Động thái trên đã làm dấy lên những lời lẽ căng thẳng giữa Tokyo và Seoul. Hôm thứ Ba các quan chức Nhật Bản nói rằng việc dựng tượng đài cho người mà họ xem là “tội phạm” sẽ không đem lại lợi ích nào cho mối quan hệ giữa hai quốc gia. Các quan chức Nam Triều Tiên thì cho rằng Tokyo không nên đưa ra những lời bình luận như thế, vì quá khứ đế quốc của Nhật.
Những vụ cãi cọ đó trên đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Tokyo và các nước láng giềng, trong khi đó Trung Quốc và Nam Triều Tiên lại hòa hợp tốt hơn.
Seoul và Bắc Kinh thường xuyên lên án những chuyến viếng thăm của các nhà lập pháp Nhật Bản đến đền Yasakuni để vinh danh những ngưòi đã thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có những người mà cả Trung Quốc và Nam Triều Tiên đều xem là tội phạm chiến tranh.
Nhiều nhà phân tích cho rằng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và Nam Triều Tiên đang được thúc đẩy một phần vì kế hoạch của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò của lực lượng quốc phòng Nhật giữa những tranh chấp đang diễn ra về chủ quyền lãnh thổ.
Nhưng có điều trớ trêu, theo ông Jeff Kingston, giám đốc của Viện Châu Á tại đại học Temple, là sự chỉ trích Nhật Bản đã góp phần củng cố các quan điểm của ông Abe.
“Việc Trung Quốc và Nam Triều Tiên chống lại Nhật trước công chúng như họ đang làm thật ra sẽ giúp ông ấy thăng tiến chương trình nghị sự của mình. Bởi vì ông ấy có thể nêu lên việc này và nói rằng đây thực sự là những gì mà họ mong muốn. Điều chúng ta cần phải tăng cường sức mạnh quân sự. Chúng ta cần phải thay đổi hiến pháp và tăng cường sự chuẩn bị”.
Seoul và Bắc Kinh trước đây là kẻ thù của nhau trong suốt thập niên 1950, giờ lại khăng khít với nhau vì những lợi ích của cả hai đối với Nhận Bản, bất chấp những căng thẳng xảy ra gần đây.
Nam Triều Tiên cũng cần sự giúp đỡ của Turng Quốc để ngăn chận chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Năm 2010, quan hệ của hai nước đã bị nguội lạnh khi Trung Quốc không chịu lên án Bắc Triều Tiên về việc đánh chìm một chiến hạm của Nam Triều Tiên và pháo kích vào một hòn đảo.
Ông Yuji Hosaka, giáo sư chính trị tại đại học Sejong, nói rằng những nỗ lực của Nam Triều Tiên trong vấn đề hợp tác kể từ các cuộc tấn công hồi năm 2010 đã mang lại thành quả, vì Bắc Kinh ngaỳ càng công khai phê phán Bình Nhưỡng nhiều hơn về vấn đề hạt nhân.
Ông cũng nói rằng vào thời điểm đó, Trung Quốc đang giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Nam Triều Tiên đã đưa ra vấn đề hạt nhân và quan điểm của Turng Quốc đối với Bắc Triều Tiên đã thay đổi rất nhiều.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye đã chọn Bắc Kinh làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm châu Á ngay sau khi nhậm chức, nhưng vẫn chưa lên lịch cho cuộc họp thượng đỉnh với ông Abe, bất chấp yêu cầu từ phía Nhật Bản.
Ông Jeff Kingston nói rằng mối quan hệ đang ấm dần lên giữa Seoul và Bắc Kinh chủ yếu là về mặt thương mại và không có thay đổi đáng kể nào trong quan hệ ngoại giao. Ông cho rằng Seoul và Tokyo đều đang duy trì quan hệ đồng minh chính trị và quốc phòng với Hoa Kỳ.
“Seoul không đánh cược cả tương lai của họ cho Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng họ có vẫn giữ quan điểm dè dặt với những tham vọng của Trung Quốc. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng Seoul sẽ cắt đứt quan hệ với Nhật Bản. Nhưng tôi nghĩ rằng vì những nguyên do chính trị nội bộ mà tổng thống Park khuấy lên những vấn đề lịch sử. Tôi cũng nghĩ có thể đây là ngõ cụt của bà Park. Và tôi cho rằng ông Abe cũng bị bế tắc vì những vấn đề lịch sử.”
Ông Kingston nói rằng, bất chấp nghị trình làm việc của ông Abe, có rất ít sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc trong công chúng Nhật Bản và hầu hết đều bác bỏ chủ trương xem xét lại vấn đề lịch sử mà ông Abe cổ súy.
Việc bà Park Guen Hye không muốn gặp nhà lãnh đạo Nhật có được sự tán thưởng của đảng bảo thủ của bà và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhưng việc này không có sự hưởng ứng của công chúng Nam Triều Tiên.
Một cuộc thăm dò ở Nam Triều Tiên do Viện Á châu thực hiện hồi tháng 9 cho thấy đa số dân chúng muốn thấy các nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên và Nhật Bản họp thượng đỉnh và muốn hai nước chia sẻ thông tin tình báo, đặc biệt là thông tin về Bắc Triều Tiên. Nam Triều Tiên đã đột ngột từ bỏ kế hoạch đó hồi năm ngoái vì lo ngại về phản ứng của công chúng.
Có nhiều tranh cãi xung quanh kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng một tượng đài bằng đá của vị anh hùng người Triều Tiên Ahn Jung-Guen.
Ông Ahn đã bắn và giết chết Hirobumi Ito, cựu thủ tướng Nhật Bản và giữ chức toàn quyền ở Triều Tiên, vào năm 1909 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ở đông bắc Trung Quốc, nơi mà tượng đài sẽ được dựng lên.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye yêu cầu làm đài tưởng niệm trong kỳ thượng đỉnh vào tháng Bảy khi đến thăm Trung Quốc và đã cảm tạ nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Bắc Kinh vào tuần này tại Seoul.
Động thái trên đã làm dấy lên những lời lẽ căng thẳng giữa Tokyo và Seoul. Hôm thứ Ba các quan chức Nhật Bản nói rằng việc dựng tượng đài cho người mà họ xem là “tội phạm” sẽ không đem lại lợi ích nào cho mối quan hệ giữa hai quốc gia. Các quan chức Nam Triều Tiên thì cho rằng Tokyo không nên đưa ra những lời bình luận như thế, vì quá khứ đế quốc của Nhật.
Những vụ cãi cọ đó trên đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Tokyo và các nước láng giềng, trong khi đó Trung Quốc và Nam Triều Tiên lại hòa hợp tốt hơn.
Seoul và Bắc Kinh thường xuyên lên án những chuyến viếng thăm của các nhà lập pháp Nhật Bản đến đền Yasakuni để vinh danh những ngưòi đã thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có những người mà cả Trung Quốc và Nam Triều Tiên đều xem là tội phạm chiến tranh.
Nhiều nhà phân tích cho rằng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và Nam Triều Tiên đang được thúc đẩy một phần vì kế hoạch của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò của lực lượng quốc phòng Nhật giữa những tranh chấp đang diễn ra về chủ quyền lãnh thổ.
Nhưng có điều trớ trêu, theo ông Jeff Kingston, giám đốc của Viện Châu Á tại đại học Temple, là sự chỉ trích Nhật Bản đã góp phần củng cố các quan điểm của ông Abe.
“Việc Trung Quốc và Nam Triều Tiên chống lại Nhật trước công chúng như họ đang làm thật ra sẽ giúp ông ấy thăng tiến chương trình nghị sự của mình. Bởi vì ông ấy có thể nêu lên việc này và nói rằng đây thực sự là những gì mà họ mong muốn. Điều chúng ta cần phải tăng cường sức mạnh quân sự. Chúng ta cần phải thay đổi hiến pháp và tăng cường sự chuẩn bị”.
Seoul và Bắc Kinh trước đây là kẻ thù của nhau trong suốt thập niên 1950, giờ lại khăng khít với nhau vì những lợi ích của cả hai đối với Nhận Bản, bất chấp những căng thẳng xảy ra gần đây.
Nam Triều Tiên cũng cần sự giúp đỡ của Turng Quốc để ngăn chận chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Năm 2010, quan hệ của hai nước đã bị nguội lạnh khi Trung Quốc không chịu lên án Bắc Triều Tiên về việc đánh chìm một chiến hạm của Nam Triều Tiên và pháo kích vào một hòn đảo.
Ông Yuji Hosaka, giáo sư chính trị tại đại học Sejong, nói rằng những nỗ lực của Nam Triều Tiên trong vấn đề hợp tác kể từ các cuộc tấn công hồi năm 2010 đã mang lại thành quả, vì Bắc Kinh ngaỳ càng công khai phê phán Bình Nhưỡng nhiều hơn về vấn đề hạt nhân.
Ông cũng nói rằng vào thời điểm đó, Trung Quốc đang giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Nam Triều Tiên đã đưa ra vấn đề hạt nhân và quan điểm của Turng Quốc đối với Bắc Triều Tiên đã thay đổi rất nhiều.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye đã chọn Bắc Kinh làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm châu Á ngay sau khi nhậm chức, nhưng vẫn chưa lên lịch cho cuộc họp thượng đỉnh với ông Abe, bất chấp yêu cầu từ phía Nhật Bản.
Ông Jeff Kingston nói rằng mối quan hệ đang ấm dần lên giữa Seoul và Bắc Kinh chủ yếu là về mặt thương mại và không có thay đổi đáng kể nào trong quan hệ ngoại giao. Ông cho rằng Seoul và Tokyo đều đang duy trì quan hệ đồng minh chính trị và quốc phòng với Hoa Kỳ.
“Seoul không đánh cược cả tương lai của họ cho Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng họ có vẫn giữ quan điểm dè dặt với những tham vọng của Trung Quốc. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng Seoul sẽ cắt đứt quan hệ với Nhật Bản. Nhưng tôi nghĩ rằng vì những nguyên do chính trị nội bộ mà tổng thống Park khuấy lên những vấn đề lịch sử. Tôi cũng nghĩ có thể đây là ngõ cụt của bà Park. Và tôi cho rằng ông Abe cũng bị bế tắc vì những vấn đề lịch sử.”
Ông Kingston nói rằng, bất chấp nghị trình làm việc của ông Abe, có rất ít sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc trong công chúng Nhật Bản và hầu hết đều bác bỏ chủ trương xem xét lại vấn đề lịch sử mà ông Abe cổ súy.
Việc bà Park Guen Hye không muốn gặp nhà lãnh đạo Nhật có được sự tán thưởng của đảng bảo thủ của bà và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhưng việc này không có sự hưởng ứng của công chúng Nam Triều Tiên.
Một cuộc thăm dò ở Nam Triều Tiên do Viện Á châu thực hiện hồi tháng 9 cho thấy đa số dân chúng muốn thấy các nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên và Nhật Bản họp thượng đỉnh và muốn hai nước chia sẻ thông tin tình báo, đặc biệt là thông tin về Bắc Triều Tiên. Nam Triều Tiên đã đột ngột từ bỏ kế hoạch đó hồi năm ngoái vì lo ngại về phản ứng của công chúng.