Các nhà quan sát nói rằng có dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Paris với Ankara đã bắt đầu nồng ấm trở lại, trong lúc Tổng thống Pháp Francois Hollande thực hiện chuyến viếng thăm 2 ngày đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến viếng thăm của Tổng thống Hollande được thực hiện trong lúc quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị căng thẳng trong nhiều năm dưới thời của người tiền nhiệm là ông Nicolas Sarkozy.
Sự chống đối công khai và mạnh mẽ của cựu Tổng thống Sarkozy về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên hiệp Âu châu đã là một nguồn làm cho quan hệ song phương bị căng thẳng.
Nhưng tại cuộc họp báo hôm thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul đã nhấn mạnh tới những điều mà ông muốn thấy từ vị tổng thống hiện nay của nước Pháp:
"Chúng tôi hoan nghênh lập trường tích cực mà ông Hollande đã theo đuổi trong những năm vừa qua. Nhưng tiến trình thương thuyết hiện nay không nhắm tới mục tiêu là Thổ Nhĩ Kỳ trở thành hội viên đầy đủ của Liên hiệp Âu châu. Tiến trình thương thuyết là một tiến trình thích ứng và chúng tôi hy vọng sẽ không xảy ra một sự ngăn chận chính trị."
Từ khi được bầu làm tổng thống, ông Hollande đã rút lại sự phủ quyết đối với một trong 5 chương thương thuyết mà Pháp đã ngăn chận. Thổ Nhĩ Kỳ cần phải hoàn tất những chương này để có thể gia nhập Liên hiệp Âu châu.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Hollande tỏ ý cho thấy nước ông có thể nhượng bộ thêm nữa:
"Việc mở ra những chương mới sẽ có ích cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì một số chương thương thuyết có liên hệ tới những đề tài như phân quyền, các quyền cơ bản, thể chế pháp trị và guồng máy tư pháp. Đây cũng là những đề tài có liên hệ tới cuộc tranh luận hiện nay trên chính trường quốc nội của Thổ Nhĩ Kỳ."
Nhưng Paris muốn khẳng định là cuộc điều đình về việc gia nhập sẽ không đạt được tiến bộ nếu Ankara không thực thi các cam kết về pháp trị, phân quyền, độc lập của tư pháp và tôn trọng các quyền tự do cơ bản.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang chật vật ứng phó với một vụ tai tiếng tham nhũng dính líu tới một số nhân vật thân tín của ông, trong đó có một số bộ trưởng.
Để ứng phó với cuộc điều tra tham nhũng này ông Erdogan đã thực hiện một cuộc thanh trừng trong giới cảnh sát và công tố viên và siết chặt sự kiểm soát của chính phủ đối với ngành tư pháp. Những hành động đó đã gây ra những mối lo ngại rất lớn về nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đa số dân chúng ở Pháp không muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của Liên hiệp Âu châu.
Nhưng nhà phân tích chính trị Cengiz Aktar của Diễn đàn Chính sách Istanbul nói rằng vị Tổng thống của Pháp muốn lấy thương mại làm trọng tâm của chuyến công du này. Ông nhận định:
"Ông ấy đang đặc biệt chú trọng tới ngoại giao kinh tế. Đây cũng là một sự xoay chiều 180 độ. Khi đến thăm các nước, các vị tổng thống Pháp thường tập trung nói tới những vấn đề như dân chủ, nhân quyền và những thứ đại loại như vậy. Nhưng bây giờ ông ấy chỉ nói tới vấn đề làm ăn mua bán mà thôi."
Các mối quan hệ Pháp-Thổ đã bị suy sụp sau khi quốc hội Pháp thông qua một dự luật vào năm 2011 để qui tội hình sự cho những ai phủ nhận vụ sát hại tập thể người Armenia mà người Thổ Nhĩ Kỳ của đế quốc Ottoman thực hiện trong thời thế chiến thứ nhất là một vụ diệt chủng.
Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận là nhiều người Armenia đã bị giết hại, nhưng họ nói rằng những cái chết đó là một phần của những vụ giao tranh trong thời chiến tranh.
Tuy sau đó tòa án hiến pháp của Pháp tuyên bố vô hiệu hóa dự luật đó, nhưng nó đã làm cho các mối quan hệ thương mại giữa hai nước bị tổn hại rất nhiều.
Giờ đây Pháp đang tìm cách hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng đi với Tổng thống Hollande đến Thổ Nhĩ Kỳ có 7 bộ trưởng và một phái đoàn doanh thương.
Trong lúc kinh tế Pháp tiến gần hơn tới tình trạng suy thoái, những hợp đồng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một cú huých rất đáng hoan nghênh cho nhà lãnh đạo Pháp. Các nhà quan sát nói rằng Ankara có phần chắc sẽ nhấn mạnh là sự hợp tác về kinh tế sẽ tùy thuộc vào những tiến bộ trong lãnh vực ngoại giao.
Chuyến viếng thăm của Tổng thống Hollande được thực hiện trong lúc quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị căng thẳng trong nhiều năm dưới thời của người tiền nhiệm là ông Nicolas Sarkozy.
Sự chống đối công khai và mạnh mẽ của cựu Tổng thống Sarkozy về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên hiệp Âu châu đã là một nguồn làm cho quan hệ song phương bị căng thẳng.
Nhưng tại cuộc họp báo hôm thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul đã nhấn mạnh tới những điều mà ông muốn thấy từ vị tổng thống hiện nay của nước Pháp:
"Chúng tôi hoan nghênh lập trường tích cực mà ông Hollande đã theo đuổi trong những năm vừa qua. Nhưng tiến trình thương thuyết hiện nay không nhắm tới mục tiêu là Thổ Nhĩ Kỳ trở thành hội viên đầy đủ của Liên hiệp Âu châu. Tiến trình thương thuyết là một tiến trình thích ứng và chúng tôi hy vọng sẽ không xảy ra một sự ngăn chận chính trị."
Từ khi được bầu làm tổng thống, ông Hollande đã rút lại sự phủ quyết đối với một trong 5 chương thương thuyết mà Pháp đã ngăn chận. Thổ Nhĩ Kỳ cần phải hoàn tất những chương này để có thể gia nhập Liên hiệp Âu châu.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Hollande tỏ ý cho thấy nước ông có thể nhượng bộ thêm nữa:
"Việc mở ra những chương mới sẽ có ích cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì một số chương thương thuyết có liên hệ tới những đề tài như phân quyền, các quyền cơ bản, thể chế pháp trị và guồng máy tư pháp. Đây cũng là những đề tài có liên hệ tới cuộc tranh luận hiện nay trên chính trường quốc nội của Thổ Nhĩ Kỳ."
Nhưng Paris muốn khẳng định là cuộc điều đình về việc gia nhập sẽ không đạt được tiến bộ nếu Ankara không thực thi các cam kết về pháp trị, phân quyền, độc lập của tư pháp và tôn trọng các quyền tự do cơ bản.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang chật vật ứng phó với một vụ tai tiếng tham nhũng dính líu tới một số nhân vật thân tín của ông, trong đó có một số bộ trưởng.
Để ứng phó với cuộc điều tra tham nhũng này ông Erdogan đã thực hiện một cuộc thanh trừng trong giới cảnh sát và công tố viên và siết chặt sự kiểm soát của chính phủ đối với ngành tư pháp. Những hành động đó đã gây ra những mối lo ngại rất lớn về nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đa số dân chúng ở Pháp không muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của Liên hiệp Âu châu.
Nhưng nhà phân tích chính trị Cengiz Aktar của Diễn đàn Chính sách Istanbul nói rằng vị Tổng thống của Pháp muốn lấy thương mại làm trọng tâm của chuyến công du này. Ông nhận định:
"Ông ấy đang đặc biệt chú trọng tới ngoại giao kinh tế. Đây cũng là một sự xoay chiều 180 độ. Khi đến thăm các nước, các vị tổng thống Pháp thường tập trung nói tới những vấn đề như dân chủ, nhân quyền và những thứ đại loại như vậy. Nhưng bây giờ ông ấy chỉ nói tới vấn đề làm ăn mua bán mà thôi."
Các mối quan hệ Pháp-Thổ đã bị suy sụp sau khi quốc hội Pháp thông qua một dự luật vào năm 2011 để qui tội hình sự cho những ai phủ nhận vụ sát hại tập thể người Armenia mà người Thổ Nhĩ Kỳ của đế quốc Ottoman thực hiện trong thời thế chiến thứ nhất là một vụ diệt chủng.
Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận là nhiều người Armenia đã bị giết hại, nhưng họ nói rằng những cái chết đó là một phần của những vụ giao tranh trong thời chiến tranh.
Tuy sau đó tòa án hiến pháp của Pháp tuyên bố vô hiệu hóa dự luật đó, nhưng nó đã làm cho các mối quan hệ thương mại giữa hai nước bị tổn hại rất nhiều.
Giờ đây Pháp đang tìm cách hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng đi với Tổng thống Hollande đến Thổ Nhĩ Kỳ có 7 bộ trưởng và một phái đoàn doanh thương.
Trong lúc kinh tế Pháp tiến gần hơn tới tình trạng suy thoái, những hợp đồng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một cú huých rất đáng hoan nghênh cho nhà lãnh đạo Pháp. Các nhà quan sát nói rằng Ankara có phần chắc sẽ nhấn mạnh là sự hợp tác về kinh tế sẽ tùy thuộc vào những tiến bộ trong lãnh vực ngoại giao.