Phong trào nổi dậy M23 nói rằng họ sẽ rút khỏi thành phố Goma đã chiếm được sau cuộc họp với tư lệnh quân đội các nước Uganda, Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ông Rene Abandi, Giám đốc đối ngoại của M23 nói với đài VOA rằng hôm nay rằng viên chỉ huy quân sự của nhóm chủ chiến này đã cam kết lực lượng của họ sẽ rời khỏi Goma càng sớm càng tốt.
Quân nổi dậy nói rằng hành động này không phải do bị áp lực nhưng là một dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng mở các cuộc đàm phán với chính phủ.
Các nhà lãnh đạo trong khu vực, trong đó có Tổng thống Congo Joseph Kabila, đã đòi M23 phải rút khỏi Goma vào cuối ngày hôm qua.
Phe nổi dậy đã chiếm được thành phố ở miền đông này hồi tuần trước và từ lúc đó họ chiếm thêm thị trấn Sake ở phía tây. M23 nói rằng họ sẽ lật đổ chính phủ Kabila.
Hôm qua, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland tuyên bố bà lo ngại về điều bà gọi là nhóm phiến quân với sức mạnh tương đối “khiêm tốn” lại có thể chiếm được lãnh thổ Congo bất chấp sự hiện diện của lực lượng gìn giữ LHQ tại đó.
Bà Nuland nói rằng binh sĩ LHQ, gọi tắt là MONUSCO, đã không thể thực hiện được những gì họ được giao phó.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã từ bỏ việc bảo vệ thành phố Goma sau khi binh sĩ Congo rút lui tuần trước.
LHQ tố cáo Uganda và Rwanda đã ủng hộ M23, một cáo buộc bị hai nước này bác bỏ.
Thành phố Goma nằm ở biên giới Congo và Rwanda. Tổng thống Rwanda Paul Kagame vắng mặt trong cuộc họp với tổng thống các nước vùng Trung Phi tại Kampala hôm thứ bảy.
M23 bao gồm những phiến quân đã từng hội nhập vào quân đội Congo nhưng đã đào ngũ trong năm nay. Họ than phiền đã bị phân biệt đối xử.
Trong nhiều năm qua, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo đã cố gắng để ổn định miền đông, nơi nhiều tổ chức vũ trang tranh giành quyền kiểm soát các nguồn lợi khoáng sản của khu vực.
Ông Rene Abandi, Giám đốc đối ngoại của M23 nói với đài VOA rằng hôm nay rằng viên chỉ huy quân sự của nhóm chủ chiến này đã cam kết lực lượng của họ sẽ rời khỏi Goma càng sớm càng tốt.
Quân nổi dậy nói rằng hành động này không phải do bị áp lực nhưng là một dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng mở các cuộc đàm phán với chính phủ.
Các nhà lãnh đạo trong khu vực, trong đó có Tổng thống Congo Joseph Kabila, đã đòi M23 phải rút khỏi Goma vào cuối ngày hôm qua.
Phe nổi dậy đã chiếm được thành phố ở miền đông này hồi tuần trước và từ lúc đó họ chiếm thêm thị trấn Sake ở phía tây. M23 nói rằng họ sẽ lật đổ chính phủ Kabila.
Hôm qua, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland tuyên bố bà lo ngại về điều bà gọi là nhóm phiến quân với sức mạnh tương đối “khiêm tốn” lại có thể chiếm được lãnh thổ Congo bất chấp sự hiện diện của lực lượng gìn giữ LHQ tại đó.
Bà Nuland nói rằng binh sĩ LHQ, gọi tắt là MONUSCO, đã không thể thực hiện được những gì họ được giao phó.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã từ bỏ việc bảo vệ thành phố Goma sau khi binh sĩ Congo rút lui tuần trước.
LHQ tố cáo Uganda và Rwanda đã ủng hộ M23, một cáo buộc bị hai nước này bác bỏ.
Thành phố Goma nằm ở biên giới Congo và Rwanda. Tổng thống Rwanda Paul Kagame vắng mặt trong cuộc họp với tổng thống các nước vùng Trung Phi tại Kampala hôm thứ bảy.
M23 bao gồm những phiến quân đã từng hội nhập vào quân đội Congo nhưng đã đào ngũ trong năm nay. Họ than phiền đã bị phân biệt đối xử.
Trong nhiều năm qua, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo đã cố gắng để ổn định miền đông, nơi nhiều tổ chức vũ trang tranh giành quyền kiểm soát các nguồn lợi khoáng sản của khu vực.