SEOUL —
Các tổ chức chống hút thuốc ca ngợi một hiệp ước quốc tế mới chống nạn buôn bán thuốc lá bất hợp pháp. Các đại diện chính phủ và tổ chức quốc tế họp tại Nam Triều Tiên hôm nay đã đồng thanh phê chuẩn công ước. Hành động được đưa ra vào ngày đầu cuộc họp của Quy ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá, còn gọi tắt là FCTC, do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Quy ước vừa kể thành lập một hệ thống toàn cầu đòi hỏi phải có mã số để theo dõi trên từng bao thuốc lá. Quy định này có mục đích tạo điều kiện dễ dàng để truy nguyên các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm thuốc lá giả.
Phát biểu tại phiên khai mạc FCTC, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bà Margaret Chan, kêu gọi thông qua điều bà gọi là một hiệp ước có tác dụng thay đổi toàn diện.
Bà Chan nói: “Quy ước đem lại cho thế giới một công cụ trật tự, dựa trên các luật lệ để phòng chống và chung cuộc loại trừ hẳn một hoạt động tội phạm quốc tế tinh vi.”
WHO ước tính cứ 1 trong 10 điếu thuốc lá mua qua các kênh bất hợp pháp gây thiệt hại cho các chính phủ hơn 40 tỷ đôla mỗi năm về thuế bị thất thu.
Ðại công ty thuốc lá Philip Morris International đã công bố một thông cáo ca ngợi quyết định nhưng nói rằng đây không phải là “giải pháp trực tiếp để giải quyết vấn đề nghiêm trọng này.”
Trong thông cáo công bố tại Lausanne , Thụy Sĩ, ông Peter Nixon nói: “Các biện pháp phòng chống không được bao gồm trong hiệp ước hôm nay, tỷ như quy định về các chất liệu cần thiết để sản xuất thuốc là, phải được các chính phủ cứu xét trong việc thực thi quy ước này trên toàn quốc.”
Công ty Philip Morris, sản xuất 7 trong số 15 nhãn thuốc lá hàng đầu quốc tế, nêu ra điểm các sản phẩm thuốc lá trên thị trường đen gộp lại chiếm phần cung ứng thuốc lá hàng thứ ba trên thế giới.
Trung tâm Thuế và Phát triển Quốc tế ở Washington nói công nghiệp làm thuốc lá giả tài trợ cho các tổ chức tội phạm quốc tế và các phần tử khủng bố.
Quyết định được chấp thuận hôm nay bởi hơn 170 quốc gia đánh dấu một biến chuyển cho FCTC mà cho đến hiện nay, vẫn tập trung vào việc hạn chế số cầu thay vì can dự vào dây chuyền cung ứng.
Ông John Stewart, người chỉ huy các nỗ lực phòng chống thuốc lá của Tổ chức Trách nhiệm Tập đoàn Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng quy ước này sẽ giúp hạn chế việc hút thuốc lá.
Ông Stewart nói: “Ðây là một thắng lợi vĩ đại cho y tế công cộng. Nạn mua bán thuốc lá bất hợp pháp đã làm các thị trường tràn ngập các sản phẩm thuốc lá rẻ tiền không theo đúng quy định khiến cho trẻ em và giới nghèo dễ mua thuốc lá hơn.
Ðể thực thi hiệp ước sẽ cần phải được sự phê chuẩn của hơn 40 quốc gia.
Ông Francis Thompson, một giám đốc tại Liên minh Hiệp định Khung có trụ sở ở Geneve, nói sẽ phải mất nhiều năm để có được sự phê chuẩn đó.
Theo ông Thompson, đó là một quy ước sẽ mang tính tương đối phức tạp khi thực thi bởi vì nó liên quan đến nhiều bộ và cơ quan chính phủ khác nhau. Vì thế ta không thể biết chắc tác động của hiệp ước sẽ ra sao trong 5 hay 10 năm nữa.
Hội nghị kéo dài đến thứ bảy này cũng sẽ thảo luận các hướng dẫn về giá cả và thuế để giảm thiểu mức cầu về thuốc lá, và nghiên cứu các quy định cho những sản phẩm thuốc lá không có khói như thuốc lá điện tử.
Quy ước vừa kể thành lập một hệ thống toàn cầu đòi hỏi phải có mã số để theo dõi trên từng bao thuốc lá. Quy định này có mục đích tạo điều kiện dễ dàng để truy nguyên các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm thuốc lá giả.
Phát biểu tại phiên khai mạc FCTC, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bà Margaret Chan, kêu gọi thông qua điều bà gọi là một hiệp ước có tác dụng thay đổi toàn diện.
Bà Chan nói: “Quy ước đem lại cho thế giới một công cụ trật tự, dựa trên các luật lệ để phòng chống và chung cuộc loại trừ hẳn một hoạt động tội phạm quốc tế tinh vi.”
WHO ước tính cứ 1 trong 10 điếu thuốc lá mua qua các kênh bất hợp pháp gây thiệt hại cho các chính phủ hơn 40 tỷ đôla mỗi năm về thuế bị thất thu.
Ðại công ty thuốc lá Philip Morris International đã công bố một thông cáo ca ngợi quyết định nhưng nói rằng đây không phải là “giải pháp trực tiếp để giải quyết vấn đề nghiêm trọng này.”
Trong thông cáo công bố tại Lausanne , Thụy Sĩ, ông Peter Nixon nói: “Các biện pháp phòng chống không được bao gồm trong hiệp ước hôm nay, tỷ như quy định về các chất liệu cần thiết để sản xuất thuốc là, phải được các chính phủ cứu xét trong việc thực thi quy ước này trên toàn quốc.”
Công ty Philip Morris, sản xuất 7 trong số 15 nhãn thuốc lá hàng đầu quốc tế, nêu ra điểm các sản phẩm thuốc lá trên thị trường đen gộp lại chiếm phần cung ứng thuốc lá hàng thứ ba trên thế giới.
Trung tâm Thuế và Phát triển Quốc tế ở Washington nói công nghiệp làm thuốc lá giả tài trợ cho các tổ chức tội phạm quốc tế và các phần tử khủng bố.
Quyết định được chấp thuận hôm nay bởi hơn 170 quốc gia đánh dấu một biến chuyển cho FCTC mà cho đến hiện nay, vẫn tập trung vào việc hạn chế số cầu thay vì can dự vào dây chuyền cung ứng.
Ông John Stewart, người chỉ huy các nỗ lực phòng chống thuốc lá của Tổ chức Trách nhiệm Tập đoàn Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng quy ước này sẽ giúp hạn chế việc hút thuốc lá.
Ông Stewart nói: “Ðây là một thắng lợi vĩ đại cho y tế công cộng. Nạn mua bán thuốc lá bất hợp pháp đã làm các thị trường tràn ngập các sản phẩm thuốc lá rẻ tiền không theo đúng quy định khiến cho trẻ em và giới nghèo dễ mua thuốc lá hơn.
Ðể thực thi hiệp ước sẽ cần phải được sự phê chuẩn của hơn 40 quốc gia.
Ông Francis Thompson, một giám đốc tại Liên minh Hiệp định Khung có trụ sở ở Geneve, nói sẽ phải mất nhiều năm để có được sự phê chuẩn đó.
Theo ông Thompson, đó là một quy ước sẽ mang tính tương đối phức tạp khi thực thi bởi vì nó liên quan đến nhiều bộ và cơ quan chính phủ khác nhau. Vì thế ta không thể biết chắc tác động của hiệp ước sẽ ra sao trong 5 hay 10 năm nữa.
Hội nghị kéo dài đến thứ bảy này cũng sẽ thảo luận các hướng dẫn về giá cả và thuế để giảm thiểu mức cầu về thuốc lá, và nghiên cứu các quy định cho những sản phẩm thuốc lá không có khói như thuốc lá điện tử.