Tổ chức Article 19 ở London là một trong các nhóm kỷ niệm ngày này. Ông Dave Banisar, luật gia chính của tổ chức giải thích:
“Ngày về Quyền Được Biết Thông Tin được cử hành trong 40 tới 50 quốc gia nhằm nói lên quyền của người dân được biết các thông tin của chính quyền, buộc chính quyền phải chịu trách nhiệm về các thông tin đó, và chính quyền cần phải thông báo rộng rãi, minh bạch các thông tin này.”
Tổ chức Article 19 lấy tên từ điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, bảo đảm quyền tự do ngôn luận cho mọi người.
Ông Banisar cho biết hiện nay có hơn 100 quốc gia không có luật về quyền được biết thông tin của người dân; do đó, người dân không có những quyền cơ bản như muốn biết xem chính phủ cấp bao nhiêu kinh phí xây dựng trường học, bệnh viện cho địa phương của mình.
Ngày 19 tháng 9, tại Cape Town, Nam Phi, các nước châu Phi ra tuyên cáo về quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ông Henry Maina, Trưởng ban châu Phi của Article 19 cho biết:
“Quyền tiếp cận thông tin của chính quyền tại nhiều nước châu Phi vẫn chưa thoáng. Nhiều nước châu Phi vẫn xem quyền này thuộc về giai cấp ưu tú. Nhiều nơi tại châu Phi, người ta xem chuyện hỏi thông tin của chính quyền là một sự thách thức những người cầm quyền, thay vì chỉ là một quyền bình thường muốn tìm hiểu thông tin.”
Những người bênh vực quyền được biết thông tin của chính quyền nói quyền này cũng tốt cho bản thân chính quyền, vì nhờ nó chính quyền có thể hoạt động hiệu quả hơn và giảm bớt được tham nhũng.
28 tháng 9 là Ngày quốc tế về Quyền Được Biết Thông Tin. Ngày này được đặt ra từ năm 2003 để kêu gọi các chính phủ cho người dân của mình được tiếp cận các thông tin của chính quyền nhiều hơn.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1