8.000 người đi lại tại 20 thành phố trên toàn cầu cùng được hỏi các câu hỏi giống nhau.
Ông Swaminathan nói: “Bạn có nổi cáu lúc lái xe hay không? Sự kiện này ảnh hưởng ra sao đến thành tích học tập ở trường hay ở nhà của bạn? Có khi nào bạn đầu hàng và quay xe về nhà hay không? Bạn bị kẹt trong luồng giao thông bao lâu?”
Ông Vinodh Swaminathan là một chuyên gia về hệ thống chuyên chở thông minh tại công ty IBM là cơ quan thực hiện cuộc thăm dò thường niên này. Ông nói đây là một cố gắng tìm hiểu cơ học đi lại và thái độ của những người lái xe trên khắp thế giới. Theo ông, trong năm nay, có rất nhiều người đau khổ về chuyện đi lại giữa nơi cư trú và nơi làm việc... nhất là trong các nền kinh tế đang trỗi dậy.
Ông Swaminathan nói tiếp: “Một số thành phố nơi người dân bầy tỏ nhiều sự bất mãn và đau khổ là thuộc các nền kinh tế đang trỗi dậy, các thành phố như New Delhi, Bangalore, Bắc Kinh và Mexico City.”
Những người lái xe ở các thành phố vừa kể mất phần lớn thời giờ trên đường để đi đến nơi làm việc hay trường học. Nhưng ông Swaminathan nêu ra rằng các giới chức địa phương đang cố gắng tìm cách giải quyết nạn ùn tắc giao thông.
Ông Swaminathan nói: “Có thêm nhiều đường vành đai được xây dựng tại Bắc Kinh ngày nay. Mexico City thì hoạch định đầu tư 2 tỷ rưỡi đôla để giải quyết một số vấn đề hạ tầng cơ sở của họ.”
Ông nói cuộc khảo cứu nhận thấy nạn ùn tắc giao thông đã giảm bớt ở nhiều nơi trên thế giới vì tình trạng suy thoái, kéo chậm đà sinh hoạt kinh tế và nâng giá xăng dầu. Những người lái xe được hỏi ở Stockholm, Singapore, Madrid, và Buenos Aires cho biết đã mất dưới 30 phút hay thậm chí không mất thời giờ bị kẹt trong luồng giao thông.
Kết quả thăm dò cũng phản ánh sự kiện ngày càng có nhiều người sẵn sàng sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng. 41 phần trăm những người đi lại trên toàn thế giới nói dịch vụ xe buýt và xe lửa được cải tiến sẽ giúp giảm bớt được tình trạng căng thẳng. Ông Swaminathan nêu ra trường hợp thủ đô Stockholm của Thụy Điển là một thành phố đã thực thi sự gợi ý đó.
Ông Swaminathan nói thêm: “Một trong những điều họ làm cách đây vài năm là gia tăng đáng kể số khả năng chuyên chở công cộng và đồng thời phát triển một hệ thống tính toán trị giá của việc ùn tắc mà IBM giúp họ thực hiện. Hệ thống tự động áp dụng một lệ phí cho những người đi lại đến trung tâm Stockholm trong những giờ cao điểm. Hệ thống này khuyến khích nhiều người chuyển qua sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng.”
Và ông nói thêm rằng thay đổi mô thức đi lại giúp cải thiện không những tình trạng giao thông mà còn cả phẩm chất sinh hoạt nữa.
Ông Swaminathan nói: “Nó thực sự khiến mọi người mua nhiều loại xe “xanh” hơn bởi vì các loại xe “xanh” được miễn đóng khoản lệ phí ùn tắc này. Vì thế lượng xe cộ lưu thông giảm bớt được 25 phần trăm trong giờ cao điểm tại trung tâm Stockholm. Lượng khí thải carbon cũng giảm được 25 phần trăm ở trung tâm Stockholm. Việc sử dụng phương tiện chuyên chở công cộng thực sự tăng 50 phần trăm. Và bởi vì số xe cộ giao thông giảm, các xe buýt ở Stockholm đã điều chỉnh thời biểu bởi vì chúng đi lại nhanh hơn trong khắp thành phố.”
Nhiều thành phố thuộc các nền kinh tế đang trỗi dậy đang tiến theo các đường hướng tương tự để giảm bớt vấn nạn giao thông. Ông Brian Cotton là phó chủ tịch một công ty tham vấn giúp cung cấp các giải pháp thông minh.
Ông Cotton nói: “Bước đầu trên con đường này là thu thập dữ liệu. Cung cấp được thông tin cho những người đi lại là bước kế tiếp. Cung cấp thông tin cho những người đi lại dưới hình thức dùng các đèn báo kỹ thuật số trên các con đường, các hệ thống thông tin xây dựng ngay trong các ô tô, thậm chí trên các máy điện thoại thông minh.”
Đó là cách thức vận hành của Chương trình Người đi lại Thông minh của IBM. Ông Vinodh Swaminathan cho biết nó đang được sữ dụng trong vùng Vịnh San Francisco để giúp người đi lại quyết định chọn tuyến đi tốt nhất trước khi họ lên đường.
Ông Swaminathan nói: “Chúng tôi nghiên cứu các mô thức phương tiện chuyên chở chung và mộ thức đi lại trên cơ sở thường nhật. Điều chúng tôi thực hiện sau đó là dùng kỹ thuật dự liệu để hiểu được điều gì có thể xảy ra trên các tuyến đường bình thường mà quý vị sử dụng. Kế đó chúng tôi thông báo cho quý vị trước ít nhất 60 phút về những gì có thể xảy ra trên tuyến đường đi của quý vị. Nó cũng tương tự như dự báo thời tiết là trời sẽ mưa cần phải mang theo dù."
Đây là năm thứ tư mà IBM thực hiện cuộc thăm dò này về sự đau khổ của người đi lại giữa nơi cư trú và nơi làm việc.
Hỏi bất cứ ai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới về sự đi lại hàng ngày đến sở làm hay đến trường thì có phần chắc ta sẽ được nghe những câu chuyện hãi hùng. Nhưng theo cuộc thăm dò có tên là Commuter Pain Index năm 2011, thì kỹ thuật có thể cung cấp một kết cục vui vẻ. Thông tín viên VOA Faiza Elmasry ghi nhận chi tiết của cuộc khảo cứu toàn cầu thường niên này.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
Việt Nam phạt nặng lỗi giao thông: đường sá rối loạn, dân tình ta thán
2Phái đoàn Đài Loan sẽ mang 'lời chúc tốt đẹp nhất' đến lễ nhậm chức của Trump
3TikTok đối mặt với hạn chót trước khi lệnh cấm có hiệu lực ở Mỹ
4TT Biden duyệt tên mới cho bưu điện ở Westminster, tôn vinh cựu binh Chiến tranh Việt Nam
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!