Thông tấn xã Interfax trích lời phó giám đốc Cục Hợp tác Quân sự và Kỹ thuạt Liên bang Nga, ông Alexander Fomin nói rằng việc giao hệ thống phòng không S-300 cho Iran đã bị trì hoãn vì trục trặc kỹ thuật.
Ông Fomin đứng đầu cơ quan kiểm soát các vụ xuất khẩu vũ khí của Nga, đưa ra lời bình luận trong một cuộc triển lãm quốc phòng ở New Delhi. Ông không nói rõ bản chất các trục trặc kỹ thuật hoặt công việc sửa chữa sẽ phải mất bao lâu.
Ngay từ hôm chủ nhật, phó bí thư Hội đồng An ninh Nga, ông Vladimir Nazarov, đã nói hợp đồng S-300 phải được thực thi. Hợp đồng này được ký năm 2005.
Israel và Hoa Kỳ đã phản đối việc bán hệ thống mà Iran có thể sử dụng để tự vệ chống lại một cuộc tấn công có thể nhắm vào các cơ sở hạt nhân của họ.
Thông báo về vụ trì hoãn được đưa ra một ngày sau khi thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Moscow. Nhà lãnh đạo Israel nói với nhật báo thương mại Kommersant của Nga rằng ông không thể xác nhận việc ông có thảo luận chuyện giao bất cứ hệ thống vũ khí nào cụ thể trong các cu6ọc đàm phán với Tổng thống Dmitri Medvedev hay không.
S-300 là một hệ thống địa-đối-không thời Xô viết được thiết kế để bắn hạ các máy bay và phi đạn cruise. Chuyên gia độc lập về quân đội Nga, ông Pavel Felgenhauer nói với đài VOA rằngh phi đạn sẽ bổ sung cho phi đạn tầm xa S-200 và hệ thống TOR M1 hoạt động ở các độ cao vừa và rất thấp.
Ông Felgenhauer nói sự kiện Iran không có S-300 có nghĩa là họ bị một lỗ hổng lớn trong hệ thống phòng không, khiến họ không có khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công, ngay cả của Israel.
Tel Aviv lo ngại rằng một vũ khí hạt nhân của Iran sẽ đề ra một mối đe dọa trực tiếp cho Israel.
Trong khi đó, ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov nhắc nhở rằng Iran nên ngưng hoạt động làm giầu hạt nhân theo đúng một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Oâng Lavrov hiện đang thực hiện một chuyến công du châu Mỹ Latinh, cũng kêu gọi Tehran chấp nhận một đề nghị của quốc tế cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân của họ.
Ông Lavrov nói rằng Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế đã đề nghị một kế hoạch hồi tháng 10 năm ngoái, theo đó Pháp, Hoa Kỳ, và Nga sẽ cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng khảo cứu của Iran, bởi vì tiếp liệu hiện nay của họ đã dùng hết.
Tại Moscow, thủ tướng Netanyahu của Israel kêu gọi các biện pháp chế tài chống lại các hoạt động xuất nhập khẩu của Iran, kể cả các sản phẩm dầu đã được tinh chế như xăng.
Hôm qua, nữ phát ngôn viên điện Kremlin Natalya Timakova nói rằng cộng đồng quốc tế phải đoan chắc rằng chương trình hạt nhân của Iran phục vụ các mục đích hoà bình. Bà nói thêm rằng nếu các nghĩa vụ đó không được hoàn tất, thì không ai có thể loại bỏ việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với Iran.
Nga đang trì hoãn việc giao hệ thống phòng không S-300 cho Iran và cũng kêu gọi Tehran tuân thủ các chỉ đạo của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế về việc làm giàu nhiên liệu hạt nhân. Các hành động vừa kể được xúc tiến sau khi thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel đến thăm Moscow trong 2 ngày. Từ thủ đô Nga, thông tín viên VOA Peter Fedynski ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1