Các nhân viên cứu hộ tại khu vực Tây Papua hẻo lánh ở miền Đông Indonesia, đã thu hồi thêm 5 thi thể từ một đường hầm bị sập tại một mỏ vàng và đồng, nâng số tử vong lên tất cả 14 người, trong khi còn có thêm 14 người khác bị mất tích, và e rằng đã thiệt mạng.
Các giới chức nói 38 công nhân tại hầm mỏ Grasberg đang trải qua một khóa huấn luyện về an toàn tại cơ sở huấn luyện dưới lòng đất Big Gossan, thì trần của căn hầm bị sập hôm thứ Ba. 10 thợ mỏ đã được giải cứu khỏi đống đổ nát.
Các giới chức nói các nỗ lực tìm kiếm đã bị cản trở vì những vụ đá chuồi.
Khoảng không gian nhỏ hẹp và tình trạng bất ổn của căn hầm thoạt tiên buộc giới hữu trách phải sử dụng các dụng cụ bằng tay, cho tới khi các thiết bị nặng có thể được dùng một cách an toàn hôm tứ Năm.
Các nỗ lực giải cứu hỗn hợp được thực hiện bởi công ty điều hành hầm mỏ PT Freeport Indonesia, cảnh sát địa phương và quân đội Indonesia.
Có đến 1000 công nhân biểu tình gần hầm mỏ này hôm thứ Tư, đây là vụ biểu tình mới nhất trong một loạt vụ biểu tình về các điều kiện làm việc đã cản trở sản xuất trong mấy năm gần đây.
Hồi năm 2011, các công nhân hầm mỏ tại Grasberg đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài 3 tháng, cuối cùng được giải quyết khi công ty chấp nhận tăng lương đáng kể.
Mỏ Grasberg thuộc quyền sở hữu của công ty hầm mỏ Freeport McMoRan Copper and Gold Incorporated của Mỹ, và là mỏ đồng lớn thứ nhì thế giới, đồng thời cũng chứa trữ lượng vàng lớn nhất thế giới.
Các vụ đất chuồi tại hầm mỏ Grasberg, nơi có tới 24,000 công nhân được mướn làm việc, đã cướp đi mạng sống của 11 người, tính từ năm 2003.
Các giới chức nói 38 công nhân tại hầm mỏ Grasberg đang trải qua một khóa huấn luyện về an toàn tại cơ sở huấn luyện dưới lòng đất Big Gossan, thì trần của căn hầm bị sập hôm thứ Ba. 10 thợ mỏ đã được giải cứu khỏi đống đổ nát.
Các giới chức nói các nỗ lực tìm kiếm đã bị cản trở vì những vụ đá chuồi.
Khoảng không gian nhỏ hẹp và tình trạng bất ổn của căn hầm thoạt tiên buộc giới hữu trách phải sử dụng các dụng cụ bằng tay, cho tới khi các thiết bị nặng có thể được dùng một cách an toàn hôm tứ Năm.
Các nỗ lực giải cứu hỗn hợp được thực hiện bởi công ty điều hành hầm mỏ PT Freeport Indonesia, cảnh sát địa phương và quân đội Indonesia.
Có đến 1000 công nhân biểu tình gần hầm mỏ này hôm thứ Tư, đây là vụ biểu tình mới nhất trong một loạt vụ biểu tình về các điều kiện làm việc đã cản trở sản xuất trong mấy năm gần đây.
Hồi năm 2011, các công nhân hầm mỏ tại Grasberg đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài 3 tháng, cuối cùng được giải quyết khi công ty chấp nhận tăng lương đáng kể.
Mỏ Grasberg thuộc quyền sở hữu của công ty hầm mỏ Freeport McMoRan Copper and Gold Incorporated của Mỹ, và là mỏ đồng lớn thứ nhì thế giới, đồng thời cũng chứa trữ lượng vàng lớn nhất thế giới.
Các vụ đất chuồi tại hầm mỏ Grasberg, nơi có tới 24,000 công nhân được mướn làm việc, đã cướp đi mạng sống của 11 người, tính từ năm 2003.