Tây Ban Nha đang vận động để được trợ giúp tài chánh trực tiếp của Châu Âu hầu cứu nguy các ngân hàng nợ nần chồng chất của nước này, nhưng Đức vẫn giữ vững lập trường chống kế hoạch cứu nguy tài chính, nếu không đi kèm các điều kiện mới về chi tiêu đối với chính phủ tại Madrid.
Trong bối cảnh nguồn tài chánh không chắc chắn để chính phủ Tây Ban Nha thực hiện kế hoạch tốn 24 tỉ đô la để kiểm soát ngân hàng Bankia, Thủ Tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đang tìm cách vận động để kế hoạch tài trợ được sự chấp thuận của Quỹ cứu nguy tài chánh do khối 17 quốc gia sử dụng đồng euro thành lập.
Hôm thứ Hai, cả Pháp lẫn Ủy Hội Châu Âu đều ra dấu hiệu sẽ ủng hộ kế hoạch này.
Nhưng phát ngôn nhân của Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Steffen Seibert, nói sẽ tùy thuộc vào chính phủ mỗi nước, chứ không phải các hệ thống ngân hàng, vận động xin quỹ cứu nguy, rồi sau đó, phải tuân thủ các điều kiện về chi tiêu gắn liền với các khoản nợ. Phát ngôn nhân của Thủ Tướng Đức nói rằng, điều đó cũng áp dụng đối với Tây Ban Nha.
Hôm thứ Hai, thị trường chứng khoán trên khắp Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ hầu hết đều sụt giảm vì những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ nần tại Châu Âu đang đè nặng lên các quyết định của giới đầu tư.
Một nhà phân tích đầu tư Đức, ông Robert Halver thuộc Baader Bank, nói rằng, cuộc khủng hoảng của khối sử dụng đồng euro có vẻ như còn kéo dài, nhưng có thể được xoa dịu nếu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào Ý và Tây Ban Nha để hai nước này có thời gian để đẩy mạnh nền kinh tế nội địa.
Nhưng đối với nhiều người ở Tây Ban Nha như Ada Adon, một cư dân thủ đô Madrid bị thất nghiệp, tìm việc làm tỏ ra là khó khăn tại nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối sử dụng đồng euro.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha, một nước Châu Âu khác cũng nợ nần chồng chất, đã cắt giảm dự phóng tăng trưởng kinh tế xuống 0,2 phần trăm trong năm tới.
Lisbon cũng loan báo sẽ bơm hơn 8 tỉ đô la vào ba định chế cho vay lớn nhất nước để đối phó với những thua lỗ đang tăng về các khoản cho vay.
Trong bối cảnh nguồn tài chánh không chắc chắn để chính phủ Tây Ban Nha thực hiện kế hoạch tốn 24 tỉ đô la để kiểm soát ngân hàng Bankia, Thủ Tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đang tìm cách vận động để kế hoạch tài trợ được sự chấp thuận của Quỹ cứu nguy tài chánh do khối 17 quốc gia sử dụng đồng euro thành lập.
Hôm thứ Hai, cả Pháp lẫn Ủy Hội Châu Âu đều ra dấu hiệu sẽ ủng hộ kế hoạch này.
Nhưng phát ngôn nhân của Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Steffen Seibert, nói sẽ tùy thuộc vào chính phủ mỗi nước, chứ không phải các hệ thống ngân hàng, vận động xin quỹ cứu nguy, rồi sau đó, phải tuân thủ các điều kiện về chi tiêu gắn liền với các khoản nợ. Phát ngôn nhân của Thủ Tướng Đức nói rằng, điều đó cũng áp dụng đối với Tây Ban Nha.
Hôm thứ Hai, thị trường chứng khoán trên khắp Châu Á, Châu Âu, và Hoa Kỳ hầu hết đều sụt giảm vì những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ nần tại Châu Âu đang đè nặng lên các quyết định của giới đầu tư.
Một nhà phân tích đầu tư Đức, ông Robert Halver thuộc Baader Bank, nói rằng, cuộc khủng hoảng của khối sử dụng đồng euro có vẻ như còn kéo dài, nhưng có thể được xoa dịu nếu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào Ý và Tây Ban Nha để hai nước này có thời gian để đẩy mạnh nền kinh tế nội địa.
Nhưng đối với nhiều người ở Tây Ban Nha như Ada Adon, một cư dân thủ đô Madrid bị thất nghiệp, tìm việc làm tỏ ra là khó khăn tại nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối sử dụng đồng euro.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha, một nước Châu Âu khác cũng nợ nần chồng chất, đã cắt giảm dự phóng tăng trưởng kinh tế xuống 0,2 phần trăm trong năm tới.
Lisbon cũng loan báo sẽ bơm hơn 8 tỉ đô la vào ba định chế cho vay lớn nhất nước để đối phó với những thua lỗ đang tăng về các khoản cho vay.