Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam kêu gọi cải thiện điều kiện sống của di dân-không phải chỉ là những người trong số 39 người thiệt mạng trong một trong tháng này, mà còn đối với những di dân vượt Địa Trung Hải và ở Châu Mỹ.
Tổ chức này kêu gọi các giới chức đảm bảo sự an toàn và những kênh chính thức về di trú thay vì đặt gánh nặng lên di dân. Tổ chức không đề cập đến các trường hợp tử vong tại Anh, hiện đang được điều tra như một vụ án ngộ sát và buôn người, nhưng tổ chức này cùng lên tiếng với các tổ chức khác bày tỏ quan ngại về những điều kiện nguy hiểm và các vấn đề cơ cấu khiến cho những trường hợp tử vong xảy ra.
Trong khi toàn cầu hóa giúp đưa làm sóng các công ty và vốn đầu tư qua biên giới, thì đối với các công nhân, việc này không xảy ra như vậy mà ngược lại đẩy họ vào tay bọn buôn người. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO nói việc thay đổi chính sách và thi hành tùy thuộc vào các chính phủ, chủ nhân, các công ty tuyển mộ và các công đoàn. Những khuyến cáo của ILO bao gồm phối hợp giữa các nước xuất phát và những nước đến, chuyển chi phí di dân từ các công nhân sang chủ nhân, và làm cho việc di dân hợp pháp ít tốn kém hơn và đỡ phức tạp để các di dân không gặp nạn buôn người.
Phối hợp sẽ gia tăng khả năng một nước nhận được di dân với những kỹ năng cần thiết. Nhật Bản với dân số nhiều người già, chẳng hạn, đang làm việc với các nước có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, Campuchia và Philippines để huấn luyện công nhân đến Nhật Bản hay tìm việc làm trước khi đến Nhật Bản. Vấn đề là kết hợp các quốc gia dư thừa lao động với những nước thiếu lao động.
ILO khuyến cáo chú trọng đến các cá nhân không ích lợi gì, nhưng nên nhấn mạnh đến việc thay đổi hệ thống. Chẳng hạn như các nhà nghiên cứu phát hiện rằng khi Hoa Kỳ và châu Âu hạn chế di dân, thì họ không ngăn chặn được di dân nhưng chỉ đẩy di dân vào những con đường nguy hiểm hơn.
Người Việt Nam ngạc nhiên khi nghe đồng bào mình đi ra nước ngoài kiếm việc làm, kể từ khi đất nước giàu hơn trong những năm gần đây với sức hút mới từ các khách sạn trong các khu nghỉ mát, từ các cửa hàng sang trọng.
“Lao động di cư bất hợp pháp gia tăng khả năng các di dân bị bóc lột, và hạn chế những kênh họ có thể tiếp cận được để tìm sự giúp đỡ và công lý khi ở nước ngoài, cũng như làm họ dễ dàng bị trừng phạt với các khoảng tiền phạt và những chế tài khác ở Việt Nam,” giám đốc ILO tại Hà Nội Chang-Hee Lee nói hôm 29/10.
Tuyên bố của ông Chang-Hee được đưa ra gần một tuần sau khi cảnh sát phát hiện những xác người bên ngoài London. Vụ việc khơi mào một cuộc săn lùng thủ phạm tại Bắc Ireland, với một người đàn ông bị truy tố hình sự, và công cuộc xác định ít nhất có vài người trong số 39 nạn nhân là từ Việt Nam. Cái chết của họ làm thế giới chú ý nhiều hơn đến nạn buôn người và những người mà ILO nói “phải được bảo vệ chống lại những tập tục tuyển mộ giả mạo và lạm dụng.”
Các giới chức Việt Nam và Anh đang làm việc để nhận diện các nạn nhân. Trong số di dân châu Á, người Việt Nam phải trả một khoản tiền cao hơn cho những người môi giới và con số các di dân đang gia tăng, theo ILO. Cuộc điều tra chung của ILO với Cơ quan Di dân Quốc tế cho thấy có khoảng 75% di dân Việt Nam “báo cáo bị lạm dụng về quyền lao động trong khi làm việc ở nước ngoài.”
Khuyến cáo của ILO không chú trọng đến vấn đề hình sự hóa. Thay vào đó, ILO khuyến cáo các nhà cầm quyền đảm bảo cho di dân được tiếp cận hệ thống tư pháp, nhiều di dân, thiếu giấy tờ hợp lệ nên ngại không báo cáo việc bị lạm dụng lên nhà cầm quyền.