Đường dẫn truy cập

Thái Lan: Thủ tướng và nội các bị lên án trước cuộc biểu quyết bất tín nhiệm


Cảnh sát chống bạo động Thái Lan đằng sau các hàng rào kẽm gai trong một cuộc biểu tình thân dân chủ, đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và cải cách hoàng gia, ở Bangkok, ngày 29/11/2020. (Reuters)
Cảnh sát chống bạo động Thái Lan đằng sau các hàng rào kẽm gai trong một cuộc biểu tình thân dân chủ, đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và cải cách hoàng gia, ở Bangkok, ngày 29/11/2020. (Reuters)

Hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Bangkok vào chiều tối thứ Sáu 19/2 để tham gia một cuộc biểu tình được tổ chức trùng hợp với cuộc tranh luận về biện pháp khiển trách nhắm vào chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha do các nhà lập pháp đối lập tiến hành tại quốc hội.

Hàng nghìn nhân viên cảnh sát đã túc trực trước cuộc biểu quyết tại quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày thứ Bảy 20/2, để đón chặn một cuộc biểu tình khác.

Cuộc biểu tình này là một phần trong phong trào chống đối chính phủ do giới trẻ dẫn đầu. Phong trào nổi lên hồi năm ngoái, tranh đấu đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, ông Chan-ocha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính do ông cầm đầu, đồng thời phá bỏ những cấm kỵ bấy lâu nay với lời kêu gọi đòi cải cách chế độ quân chủ đầy quyền thế ở Thái Lan.

Các nhà hoạt động lần lượt phát biểu trên một sân khấu tạm dựng lên trên con đường dẫn đến quốc hội. Các diễn giả chỉ trích Thủ tướng Chan-ocha và nội các của ông là lạm quyền, quản lý yếu kém và thất bại về mặt chính sách trong nhiều lĩnh vực.

“Chúng tôi biết rằng sẽ rất khó có thể chặn lại chính phủ này bên trong quốc hội,” nhà hoạt động sinh viên Sukriffee Lateh nói với hãng tin Reuters.

“Vì vậy, hoạt động của chúng tôi ở bên ngoài sẽ giúp công chúng hiểu rõ hơn những vấn đề thực sự mà người dân thường phải đối mặt dưới quyền chính phủ này,” anh nói.

Cuộc tranh luận về biện pháp khiển trách do phe đối lập dẫn đầu đã bắt đầu từ hôm thứ Ba. Ông Prayuth và 9 thành viên nội các bị quy trách về những thất bại khác nhau.

Một người biểu tình cấm biểu ngữ có in ảnh Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha, đòi chính phủ của ông từ chức (Reuters)
Một người biểu tình cấm biểu ngữ có in ảnh Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha, đòi chính phủ của ông từ chức (Reuters)


Dự kiến Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha cùng nội các của ông sẽ sống sót qua cuộc biểu quyết bất tín nhiệm ngày thứ Bảy.

Cảnh sát cảnh báo tất cả các cuộc biểu tình ở Bangkok đều không được phép, viện lệnh cấm tụ tập tại nơi công cộng kể từ sau một đợt lây nhiễm coronavirus thứ nhì, bắt đầu từ tháng 12.s

Thiếu tướng cảnh sát Piya Tavichai, phó ủy viên Sở cảnh sát thủ đô Bangkok, cho biết lực lượng cảnh sát đã bố trí 900 cảnh sát chung quanh tòa nhà quốc hội, đồng thời đặt 11.850 nhân viên công lực khác trong tình trạng sẵn sàng để được triển khai vào cuối tuần này.

Tuần trước, cảnh sát Thái Lan đã chạm trán với những người biểu tình đòi thả 4 nhà hoạt động bị tống giam trong khi chờ được xét xử về tội xúc phạm hoàng gia, một tội danh có thể bị phạt tới 15 năm tù ở Thái Lan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG