Chân dung đại sứ Mỹ bị tử nạn ở Libya Christopher Stevens
Cuộc đời của Ðại sứ J. Christopher Stevens-Giữ chức Ðại sứ Hoa Kỳ tại Libya từ tháng 5 năm 2012.
-Ðã giữ hai chức vụ trước đây ở Libya.
-Từng đảm nhận các chức vụ ở Israel, Syria, Ai Cập và Ả Rập Xê-út.
-Làm luật sư về thương mại quốc tế trước khi gia nhập ngành Ngoại giao năm 1991.
-Dạy tiếng Anh tại Maroc trong thời gian công tác thiện nguyện cho Peace Corps từ 1983 đến 1985.
Tại Afghanistan: Tổng thống Hamid Karzai tố giác việc phổ biến bộ phim, gọi đây là bộ phim đáng ghê tởm, tạo ra phẫn nộ. Ông không nhắc gì đến 4 người bị giết.
Anh: Ngoại trưởng William Hague nói không thể biện minh vụ sát hại đại sứ Mỹ. Ông kêu gọi nhà chức trách Libya cải thiện an ninh và truy cứu những ai chịu trách nhiệm.
Ai Cập: Thủ tướng Hisham Qandil gọi bộ phim xúc phạm đến Hồi giáo và kêu gọi những người tức giận vì bộ phim hãy tự chế.
Pháp: Tổng thống Francois Hollande lên án vụ tấn công và yêu cầu nhà chức trách Libya đưa ra ánh sáng tội ác đáng kinh tởm và không thể chấp nhận này.
Đức: Phát ngôn viên chính phủ Steffen Seibert gọi vụ bạo động nhắm vào các cơ sở ngoại giao “không xứng đáng để mang ra tranh luận chính trị.”
Libya: Ông Ibrahim Dabbashi, Phó đại sứ tại Liên Hiệp Quốc chia buồn với gia đình các nạn nhân. Ông gọi nhóm tấn công là “những kẻ cực đoan hoạt động ngoài vòng pháp luật” và vụ này không phải là chuyện bảo vệ Hồi giáo.
Nga: Bộ Ngoại giao xem các vụ tấn công ở Libya và Ai Cập là “biểu hiện của khủng bố.”
Iran: Chủ nhiệm Ủy ban An ninh và Đối ngoại của Quốc hội, Ala'eddin Borujerdi, yêu cầu Tổng thống Obama “xin lỗi” người Hồi giáo và ra lệnh ngưng chiếu bộ phim “xúc phạm” đó.
Ân xá Quốc tế: Tổ chức nhân quyền quốc tế này lên án “vụ tấn công có tính toán nhắm vào người Mỹ” đang tìm cách chạy đến chỗ an toàn. Tổ chức này nói cần phải đưa những người chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Hình ảnh các vụ tấn công ở Libya, Ai Cập
Hình ảnh đại sứ Mỹ Christopher Stevens