BANGKOK —
Các thị trường tài chính Á Châu hồi phục trong phiên giao dịch đầy lạc quan hôm nay sau khi Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Ben Bernanke gây bất ngờ cho các nhà đầu tư khi loan báo Quỹ sẽ tiếp tục một chương trình kích hoạt tài chính nhiều tỷ đôla nhắm vào thành tích liên tục không đều của nền kinh tế Hoa Kỳ. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben gửi về bài tường thuật sau đây.
Sự phục hồi hôm nay trên các thị trường tài chính Á Châu đã khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn và được đánh dấu bởi một sự tăng giá các loại chỉ tệ làm sụt giá đồng đôla Mỹ. Nhiều nhà đầu tư đã trông đợi Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ theo đúng các kế hoạch đã loan báo hồi đầu năm nay là bắt đầu giảm tốc rồi ngưng chương trình kích hoạt chi ra 85 tỷ đôla mỗi tháng.
Giá cổ phiếu khắp khu vực tăng cao với Chỉ số Nikkei của Nhật Bản dẫn đầu với mức tăng 1,8 phần trăm, trong khi các mức tăng cũng được ghi nhận ở Indonesia, Ấn Ðộ và Australia.
Ðồng đôla Mỹ được trao đổi ở giá thấp nhất trong 7 tháng, so với một loạt các chỉ tệ vào lúc các chỉ tệ Á Châu tăng giá.
Ông Mitul Kotecha làm việc ở Hong Kong, đứng đầu về sách lược ngoại hối toàn cầu cho công ty Credit Agricole, nói rằng các thị trường rõ ràng bị bất ngờ.
“Tôi nghĩ đó là một bất ngờ tốt về mặt thị trường. Chưa chắc là tốt cho uy tín của Quỹ Dự trữ Liên bang hoa kỳ trong bối cảnh về cơ bản các thị trường đã tưởng là sẽ chứng kiến việc chương trình kích hoạt bắt đầu bị giảm tốc. Tôi vẫn nghĩ rằng đó chỉ là một sự trì hoãn chứ không phải một thay đổi về chủ trương. Nhưng điều cơ bản là nó đem lại cho thị trường rất nhiều cơ hội.”
Các nền kinh tế đang trỗi dậy như Ấn Ðộ đã được hưởng lợi khi tiền đổ vào các khu vực đem lại lợi nhuận nhiều hơn, nhất là trong các lãnh vực như bất động sản. Nhưng một sự chậm lại trong đà tăng trưởng của Ấn Ðộ cũng dẫn đến một đồng rupee yếu hơn nhiều trong mấy tháng vừa qua.
Giáo sư của Viện Chính sách Tài chính Công cộng Quốc gia N.R. Bhanunurthy nói trong khi các hành động của Hoa Kỳ đã đem lại một “hơi thở phào tạm thời” cho các thị trường đang trỗi dậy, triển vọng vẫn còn chưa thể lường được giữa tình trạng bất định về chính sách trong tương lai của Quỹ Dự trữ Trung ương.
“Dường như có một gánh nặng được tạm thời cất đi về mặt là nói sẽ giúp các nhà quản lý tài chính Ấn Ðộ chuẩn bị sẵn sàng cho mọi chấn động tương lai xuất phát từ Quỹ Dự trữ Trung ương. Ngay lúc này, rất khó cho các nước như Ấn Ðộ tự vệ trong môi trường chính sách bất ổn này. Dự đoán của tôi là đây có thể là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng trung ương can thiệp vào các thị trường nhất là thị trường ngoại hối.”
Các thị trường Thượng Hải, Ðài Bắc và Nam Triều Tiên đóng cửa nghỉ lễ đến cuối tuần này vì thế không thể có phản ứng trước quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Các chuyên gia phân tích thị trường nói họ trông đợi Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ giữ nguyên chính sách hiện hành trong những tháng còn lại của năm nay và không trông đợi có thể một sự thay đổi cho đến tháng 12 hay đầu năm 2014.
Sự phục hồi hôm nay trên các thị trường tài chính Á Châu đã khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn và được đánh dấu bởi một sự tăng giá các loại chỉ tệ làm sụt giá đồng đôla Mỹ. Nhiều nhà đầu tư đã trông đợi Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ theo đúng các kế hoạch đã loan báo hồi đầu năm nay là bắt đầu giảm tốc rồi ngưng chương trình kích hoạt chi ra 85 tỷ đôla mỗi tháng.
Giá cổ phiếu khắp khu vực tăng cao với Chỉ số Nikkei của Nhật Bản dẫn đầu với mức tăng 1,8 phần trăm, trong khi các mức tăng cũng được ghi nhận ở Indonesia, Ấn Ðộ và Australia.
Ðồng đôla Mỹ được trao đổi ở giá thấp nhất trong 7 tháng, so với một loạt các chỉ tệ vào lúc các chỉ tệ Á Châu tăng giá.
Ông Mitul Kotecha làm việc ở Hong Kong, đứng đầu về sách lược ngoại hối toàn cầu cho công ty Credit Agricole, nói rằng các thị trường rõ ràng bị bất ngờ.
“Tôi nghĩ đó là một bất ngờ tốt về mặt thị trường. Chưa chắc là tốt cho uy tín của Quỹ Dự trữ Liên bang hoa kỳ trong bối cảnh về cơ bản các thị trường đã tưởng là sẽ chứng kiến việc chương trình kích hoạt bắt đầu bị giảm tốc. Tôi vẫn nghĩ rằng đó chỉ là một sự trì hoãn chứ không phải một thay đổi về chủ trương. Nhưng điều cơ bản là nó đem lại cho thị trường rất nhiều cơ hội.”
Các nền kinh tế đang trỗi dậy như Ấn Ðộ đã được hưởng lợi khi tiền đổ vào các khu vực đem lại lợi nhuận nhiều hơn, nhất là trong các lãnh vực như bất động sản. Nhưng một sự chậm lại trong đà tăng trưởng của Ấn Ðộ cũng dẫn đến một đồng rupee yếu hơn nhiều trong mấy tháng vừa qua.
Giáo sư của Viện Chính sách Tài chính Công cộng Quốc gia N.R. Bhanunurthy nói trong khi các hành động của Hoa Kỳ đã đem lại một “hơi thở phào tạm thời” cho các thị trường đang trỗi dậy, triển vọng vẫn còn chưa thể lường được giữa tình trạng bất định về chính sách trong tương lai của Quỹ Dự trữ Trung ương.
“Dường như có một gánh nặng được tạm thời cất đi về mặt là nói sẽ giúp các nhà quản lý tài chính Ấn Ðộ chuẩn bị sẵn sàng cho mọi chấn động tương lai xuất phát từ Quỹ Dự trữ Trung ương. Ngay lúc này, rất khó cho các nước như Ấn Ðộ tự vệ trong môi trường chính sách bất ổn này. Dự đoán của tôi là đây có thể là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng trung ương can thiệp vào các thị trường nhất là thị trường ngoại hối.”
Các thị trường Thượng Hải, Ðài Bắc và Nam Triều Tiên đóng cửa nghỉ lễ đến cuối tuần này vì thế không thể có phản ứng trước quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Các chuyên gia phân tích thị trường nói họ trông đợi Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ giữ nguyên chính sách hiện hành trong những tháng còn lại của năm nay và không trông đợi có thể một sự thay đổi cho đến tháng 12 hay đầu năm 2014.