ISLAMABAD — Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã nhận lời mời của Ấn Độ đến tham dự lễ nhậm chức của Thủ tướng tân cử Ấn Narendra Modi vào ngày thứ Hai tới đây. Động thái chưa từng xảy ra này đã nâng cao hy vọng rằng các quan hệ căng thẳng giữa hai nước đối nghịch đều sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ được cải thiện.
Một loan báo chính thức nói rằng Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif sẽ lên đường sang New Dehli vào hôm thứ Hai, cùng với các cố vấn và giới chức cấp cao dưới quyền ông, để dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Thủ tướng Ấn Độ.
Theo loan báo này thì vào hôm thứ Ba nhà lãnh đạo Pakistan sẽ họp song phương với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đồng thời ông cũng sẽ đến thăm Tổng thống Ấn Độ trước khi trở về nước trong cùng ngày.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đầy khúc mắc của mối quan hệ song phương, một nhà lãnh đạo Pakistan tham dự lễ nhậm chức của một vị Thủ tướng Ấn. Rất nhiều người ở Pakistan coi ông Modi là một nhân vật chống Hồi giáo và một nhà lãnh đạo chống Pakistan. Tuy vậy Thủ tướng Sharif là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đã gọi điện chúc mừng Thủ tướng tân cử Ấn Độ về sự đắc thắng của đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông trong các cuộc bầu cử mới đây.
Một số người ở Pakistan, đặc biệt là giới lãnh đạo các đảng Hồi giáo, đã cảnh cáo Thủ Tướng Sharif chớ nên du hành sang Ấn Độ. Họ nhắc nhở ông Sharif về những tuyên bố bài Pakistan mà ông Modi đã đưa ra trong các cuộc tụ tập bầu cử của ông.
Nhưng Bộ trưởng Thông tin Pervez Rashid bênh vực quyết định của ông Sharif, nói rằng Pakistan tôn trọng quyết định của nhân dân Ấn Độ ủy thác quyền hành cho đảng BJP, và mong làm việc với tân chính phủ Ấn Độ để giải quyết các cuộc tranh chấp chưa được giải quyết giữa hai nước.
Bộ trưởng Rashid nói đảng BJP sẽ cai trị Ấn Độ trong 5 năm tới, đảng này sẽ hình thành các chính sách quốc gia, và xác định bản chất của mối quan hệ với các nước láng giềng. Ông nói vì lẽ đó, muốn có quan hệ hữu hảo với Ấn Độ, Pakistan sẽ phải tương tác với giới lãnh đạo mới của Ấn Độ, thảo luận và lắng nghe họ bằng cách quên đi “những sự cố cay đắng và đau buồn trong quá khứ.”
Pakistan và Ấn Độ có một lịch sử đầy khó khăn trong các quan hệ song phương, hai nước đã đối đầu nhau trong 3 cuộc chiến tranh kể từ khi giành lại được độc lập từ tay Anh quốc vào năm 1947.
Cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai nước tại vùng Kashmir trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, nguyên nhân gây ra hai cuộc chiến tranh, vẫn là nguồn chủ yếu gây căng thẳng giữa hai nước.
Ấn Độ đình chỉ các sự kiện song phương hồi đầu năm ngoái, sau khi có cáo buộc cho rằng các binh sĩ Pakistan đã băng sang biên giới ở Kashmir nơi hai bên tranh chấp, chặt đầu nhiều binh sĩ Ấn. Islamabad bác bỏ các cáo buộc đó.
Giới thẩm quyền Ấn Độ cũng tỏ ra miễn cưỡng, không muốn nối lại toàn diện cái gọi là “cuộc đối thoại hòa bình hỗn hợp” với Pakistan, trừ phi Islamabad hoàn tất việc truy tố nhiều nghi can là phần tử chủ chiến Hồi giáo bị tố cáo đã đóng một vai trò trong các cuộc tấn công khủng bố đánh vào thành phố Mumbai hồi năm 2008. Cuộc đối thoại kéo dài một thập niên nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp còn tồn đọng về vấn đề lãnh thổ, kể cả quyền kiểm soát tại Kashmir.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pakistan, bà Tasneem Aslam nhấn mạnh rằng tái tục cuộc đối thoại hòa bình có thể giúp giải quyết các vấn đề như vụ thảm sát ở Mumbai và những căng thẳng dọc theo đường biên giới đang trong vòng tranh chấp ở Kashmir.
Bà Aslam nói:
“Có những vấn đề mà cả hai bên muốn đưa ra bàn thảo luận. Trừ phi chúng ta thảo luận với nhau về những vấn đề đó, có cơ hội ngồi trực diện nhau để xem xét những cáo buộc của phía Ấn Độ, Ấn Độ cung cấp cho chúng ta những chứng cớ hậu thuẫn cho những cáo buộc đó, trừ phi chúng ta nắm cơ hội chia sẻ với Ấn Độ những quan tâm và thông tin của chúng ta, ngồi xuống giải quyết những vấn đề cơ bản giữa hai bên, bằng không mọi việc sẽ được giữ nguyên như cũ.”
Từ khi lên nắm quyền cách đây gần một năm, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã hứa sẽ xây dựng lại các quan hệ với Ấn Độ, trong khuôn khổ các nỗ lực của ông nhằm đối phó với những thách thức về kinh tế và năng lượng mà Pakistan phải đối mặt trong trường kỳ. Các quan hệ được cải thiện giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan cũng được coi là thiết yếu cho một quá trình chuyển tiếp chính trị và an ninh có trật tự tại nước láng giềng Afghanistan.
Một loan báo chính thức nói rằng Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif sẽ lên đường sang New Dehli vào hôm thứ Hai, cùng với các cố vấn và giới chức cấp cao dưới quyền ông, để dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Thủ tướng Ấn Độ.
Theo loan báo này thì vào hôm thứ Ba nhà lãnh đạo Pakistan sẽ họp song phương với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đồng thời ông cũng sẽ đến thăm Tổng thống Ấn Độ trước khi trở về nước trong cùng ngày.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đầy khúc mắc của mối quan hệ song phương, một nhà lãnh đạo Pakistan tham dự lễ nhậm chức của một vị Thủ tướng Ấn. Rất nhiều người ở Pakistan coi ông Modi là một nhân vật chống Hồi giáo và một nhà lãnh đạo chống Pakistan. Tuy vậy Thủ tướng Sharif là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đã gọi điện chúc mừng Thủ tướng tân cử Ấn Độ về sự đắc thắng của đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông trong các cuộc bầu cử mới đây.
Một số người ở Pakistan, đặc biệt là giới lãnh đạo các đảng Hồi giáo, đã cảnh cáo Thủ Tướng Sharif chớ nên du hành sang Ấn Độ. Họ nhắc nhở ông Sharif về những tuyên bố bài Pakistan mà ông Modi đã đưa ra trong các cuộc tụ tập bầu cử của ông.
Nhưng Bộ trưởng Thông tin Pervez Rashid bênh vực quyết định của ông Sharif, nói rằng Pakistan tôn trọng quyết định của nhân dân Ấn Độ ủy thác quyền hành cho đảng BJP, và mong làm việc với tân chính phủ Ấn Độ để giải quyết các cuộc tranh chấp chưa được giải quyết giữa hai nước.
Bộ trưởng Rashid nói đảng BJP sẽ cai trị Ấn Độ trong 5 năm tới, đảng này sẽ hình thành các chính sách quốc gia, và xác định bản chất của mối quan hệ với các nước láng giềng. Ông nói vì lẽ đó, muốn có quan hệ hữu hảo với Ấn Độ, Pakistan sẽ phải tương tác với giới lãnh đạo mới của Ấn Độ, thảo luận và lắng nghe họ bằng cách quên đi “những sự cố cay đắng và đau buồn trong quá khứ.”
Pakistan và Ấn Độ có một lịch sử đầy khó khăn trong các quan hệ song phương, hai nước đã đối đầu nhau trong 3 cuộc chiến tranh kể từ khi giành lại được độc lập từ tay Anh quốc vào năm 1947.
Cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai nước tại vùng Kashmir trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, nguyên nhân gây ra hai cuộc chiến tranh, vẫn là nguồn chủ yếu gây căng thẳng giữa hai nước.
Ấn Độ đình chỉ các sự kiện song phương hồi đầu năm ngoái, sau khi có cáo buộc cho rằng các binh sĩ Pakistan đã băng sang biên giới ở Kashmir nơi hai bên tranh chấp, chặt đầu nhiều binh sĩ Ấn. Islamabad bác bỏ các cáo buộc đó.
Giới thẩm quyền Ấn Độ cũng tỏ ra miễn cưỡng, không muốn nối lại toàn diện cái gọi là “cuộc đối thoại hòa bình hỗn hợp” với Pakistan, trừ phi Islamabad hoàn tất việc truy tố nhiều nghi can là phần tử chủ chiến Hồi giáo bị tố cáo đã đóng một vai trò trong các cuộc tấn công khủng bố đánh vào thành phố Mumbai hồi năm 2008. Cuộc đối thoại kéo dài một thập niên nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp còn tồn đọng về vấn đề lãnh thổ, kể cả quyền kiểm soát tại Kashmir.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pakistan, bà Tasneem Aslam nhấn mạnh rằng tái tục cuộc đối thoại hòa bình có thể giúp giải quyết các vấn đề như vụ thảm sát ở Mumbai và những căng thẳng dọc theo đường biên giới đang trong vòng tranh chấp ở Kashmir.
Bà Aslam nói:
“Có những vấn đề mà cả hai bên muốn đưa ra bàn thảo luận. Trừ phi chúng ta thảo luận với nhau về những vấn đề đó, có cơ hội ngồi trực diện nhau để xem xét những cáo buộc của phía Ấn Độ, Ấn Độ cung cấp cho chúng ta những chứng cớ hậu thuẫn cho những cáo buộc đó, trừ phi chúng ta nắm cơ hội chia sẻ với Ấn Độ những quan tâm và thông tin của chúng ta, ngồi xuống giải quyết những vấn đề cơ bản giữa hai bên, bằng không mọi việc sẽ được giữ nguyên như cũ.”
Từ khi lên nắm quyền cách đây gần một năm, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã hứa sẽ xây dựng lại các quan hệ với Ấn Độ, trong khuôn khổ các nỗ lực của ông nhằm đối phó với những thách thức về kinh tế và năng lượng mà Pakistan phải đối mặt trong trường kỳ. Các quan hệ được cải thiện giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan cũng được coi là thiết yếu cho một quá trình chuyển tiếp chính trị và an ninh có trật tự tại nước láng giềng Afghanistan.