BANGKOK —
Giai đoạn tiếp theo trong cuộc tìm kiếm chiếc phản lực cơ chở khách của hãng Hàng không Malaysia mà người ta cho là đang nằm dưới đáy Ấn Ðộ Dương, có nhiều phần chắc sẽ thử nghiệm các hạn chế của kỹ thuật hiện hữu.
Các giới chức Australia cho hay họ đang tham khảo ý kiến các đối tác ở Trung Quốc, Malaysia và Hoa Kỳ trước khi quyết định về phương hướng sẽ đi theo trong cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, bị mất tích từ ngày 8 tháng 3.
Thủ tướng Australia Tony Abbott tuyên bố sẽ cần đến một sách lược tìm kiếm mới nếu một chiếc tàu ngầm robot của Hải quân Hoa Kỳ không tìm ra được dấu vết nào của chiếc phản lực cơ dài 63 mét dưới đáy đại dương. Ông Abbott nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng cuộc tìm kiếm sẽ không bị bỏ dở “cho đến khi nào chúng ta làm tất cả mọi thứ có thể được để giải đáp bí ẩn này.”
Bộ trưởng Quốc phòng Australia, ông David Johnston, cho hay một thông cáo dự trù sẽ được đưa ra vào tuần tới và có phần chắc sẽ bao gồm các thiết bị sonar dò tìm “có nhiều khả năng” hơn.
Ông Ron Allum, một người Úc đã thiết kế các phương tiện đi lại dùng để thăm dò biển sâu, nói với đài VOA rằng, kỹ thuật ấy theo như lời mô tả của bộ trưởng quốc phòng đã có một thành tích được chứng minh:
“Ðó là một phương tiện đi lại đã được sử dụng để tìm ra xác những chiếc tàu Titanic, Bismarck và HMS Sydney. Tôi nghĩ điều đó lẽ ra nên được tính tới sớm hơn.”
Ông Allum đã lặn trong một chiếc tàu ngầm xuống tới độ sâu 5.000 mét để giúp quay phim xác chiếc tàu Bismarck, một tàu chiến của Ðức bị Anh đánh chìm ở Bắc Ðại Tây Dương vào năm 1941.
Chiếc tàu ngầm Bluefin-21 của Hải quân Hoa Kỳ đã rà gần toàn bộ một khu vực tìm kiếm rộng 310 kilomet vuông trên đáy Ấn Ðộ Dương, ngoài khơi phía tây duyên hải Australia, gần nơi phát hiện các tín hiệu được cho là phát xuất từ chiếc hộp đen của máy bay. Cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu là bản đồ sonar 3 chiều vẽ đáy đại dương đã tiết lộ được điều gì hữu ích.
Phần lớn đáy biển nơi bố trí tàu ngầm chưa được có trển bản đồ và sâu tới bảy kilomet.
Ông Allum nói độ sâu tối đa mà thiết bị hiện hữu có thể hoạt động được vào khoảng sáu kilomet.
“Một thiết bị kéo cũng sẽ thực sự vượt quá giới hạn của dây cáp, bởi vì nếu ta hạ thấp dây cáp bằng thép vào điểm sâu nhất của đại dương thì nó sẽ đứt vì chính sức nặng của nó. Vì thế mà chiều dài của dây cáp có thể là một vấn đề.”
Nhưng ông Allum nói đi tìm thân máy bay ở độ sâu đó bằng một thiết bị kéo sẽ dễ dàng hơn so với việc dựa vào các phương tiện đi lại tự hành ngầm.
“Bằng một máy rà soát gắn bên sườn, ta có được phản hồi tức thời, nó không bị hạn chế vì pin. Nó không phải trở lên mặt nước để tiếp thêm năng lượng. Nó có thể hoạt động liên tục phía sau tàu.”
Một cuộc tìm kiếm trên không với 10 máy bay đã bị đình lại trong ngày thứ nhì liên tiếp vì tầm nhìn kém và biển động bên dưới.
Tuy nhiên khoảng một chục tàu tiếp tục tìm kiếm một khu vực bao phủ 38.000 kilomet vuông. Chưa phát hiện mảnh vụn hay dầu nào được xác nhận từ chiếc máy bay kể từ khi nó bay lạc hướng vào ngày 8 tháng 3. Hình ảnh của một vật bằng kim khí dài hai mét rưỡi chưa được xác định là gì dạt vào nơi cách Augusta ở tây bộ Australia 10 kilomet về phía đông đang được các chuyên gia phân tích.
Chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines, từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, chở 239 hành khách và phi hành đoàn. Một cuộc phân tích chưa từng có từ trước đến nay về các tín hiệu định bệnh động cơ của chiếc Boeing 777 đã đưa nhân viên tìm kiếm đến một khu vực đại dương hẻo lánh cách rất xa hướng đi đã định của chiếc máy bay.
Các giới chức Australia cho hay họ đang tham khảo ý kiến các đối tác ở Trung Quốc, Malaysia và Hoa Kỳ trước khi quyết định về phương hướng sẽ đi theo trong cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, bị mất tích từ ngày 8 tháng 3.
Thủ tướng Australia Tony Abbott tuyên bố sẽ cần đến một sách lược tìm kiếm mới nếu một chiếc tàu ngầm robot của Hải quân Hoa Kỳ không tìm ra được dấu vết nào của chiếc phản lực cơ dài 63 mét dưới đáy đại dương. Ông Abbott nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng cuộc tìm kiếm sẽ không bị bỏ dở “cho đến khi nào chúng ta làm tất cả mọi thứ có thể được để giải đáp bí ẩn này.”
Bộ trưởng Quốc phòng Australia, ông David Johnston, cho hay một thông cáo dự trù sẽ được đưa ra vào tuần tới và có phần chắc sẽ bao gồm các thiết bị sonar dò tìm “có nhiều khả năng” hơn.
Ông Ron Allum, một người Úc đã thiết kế các phương tiện đi lại dùng để thăm dò biển sâu, nói với đài VOA rằng, kỹ thuật ấy theo như lời mô tả của bộ trưởng quốc phòng đã có một thành tích được chứng minh:
“Ðó là một phương tiện đi lại đã được sử dụng để tìm ra xác những chiếc tàu Titanic, Bismarck và HMS Sydney. Tôi nghĩ điều đó lẽ ra nên được tính tới sớm hơn.”
Ông Allum đã lặn trong một chiếc tàu ngầm xuống tới độ sâu 5.000 mét để giúp quay phim xác chiếc tàu Bismarck, một tàu chiến của Ðức bị Anh đánh chìm ở Bắc Ðại Tây Dương vào năm 1941.
Chiếc tàu ngầm Bluefin-21 của Hải quân Hoa Kỳ đã rà gần toàn bộ một khu vực tìm kiếm rộng 310 kilomet vuông trên đáy Ấn Ðộ Dương, ngoài khơi phía tây duyên hải Australia, gần nơi phát hiện các tín hiệu được cho là phát xuất từ chiếc hộp đen của máy bay. Cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu là bản đồ sonar 3 chiều vẽ đáy đại dương đã tiết lộ được điều gì hữu ích.
Phần lớn đáy biển nơi bố trí tàu ngầm chưa được có trển bản đồ và sâu tới bảy kilomet.
Ông Allum nói độ sâu tối đa mà thiết bị hiện hữu có thể hoạt động được vào khoảng sáu kilomet.
“Một thiết bị kéo cũng sẽ thực sự vượt quá giới hạn của dây cáp, bởi vì nếu ta hạ thấp dây cáp bằng thép vào điểm sâu nhất của đại dương thì nó sẽ đứt vì chính sức nặng của nó. Vì thế mà chiều dài của dây cáp có thể là một vấn đề.”
Nhưng ông Allum nói đi tìm thân máy bay ở độ sâu đó bằng một thiết bị kéo sẽ dễ dàng hơn so với việc dựa vào các phương tiện đi lại tự hành ngầm.
“Bằng một máy rà soát gắn bên sườn, ta có được phản hồi tức thời, nó không bị hạn chế vì pin. Nó không phải trở lên mặt nước để tiếp thêm năng lượng. Nó có thể hoạt động liên tục phía sau tàu.”
Một cuộc tìm kiếm trên không với 10 máy bay đã bị đình lại trong ngày thứ nhì liên tiếp vì tầm nhìn kém và biển động bên dưới.
Tuy nhiên khoảng một chục tàu tiếp tục tìm kiếm một khu vực bao phủ 38.000 kilomet vuông. Chưa phát hiện mảnh vụn hay dầu nào được xác nhận từ chiếc máy bay kể từ khi nó bay lạc hướng vào ngày 8 tháng 3. Hình ảnh của một vật bằng kim khí dài hai mét rưỡi chưa được xác định là gì dạt vào nơi cách Augusta ở tây bộ Australia 10 kilomet về phía đông đang được các chuyên gia phân tích.
Chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines, từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, chở 239 hành khách và phi hành đoàn. Một cuộc phân tích chưa từng có từ trước đến nay về các tín hiệu định bệnh động cơ của chiếc Boeing 777 đã đưa nhân viên tìm kiếm đến một khu vực đại dương hẻo lánh cách rất xa hướng đi đã định của chiếc máy bay.