Đường dẫn truy cập

Tin nói Iran sẵn lòng đàm phán về chương trình phi đạn


Tư liệu - Phi đạn tầm xa S-200 được bắn đi trong một cuộc diễn tập quân sự ở thành phố cảng Bushehr, nằm ở phía bắc Vịnh Ba Tư, Iran, ngày 29 tháng 12, 2016. T
Tư liệu - Phi đạn tầm xa S-200 được bắn đi trong một cuộc diễn tập quân sự ở thành phố cảng Bushehr, nằm ở phía bắc Vịnh Ba Tư, Iran, ngày 29 tháng 12, 2016. T

Iran đã gợi ý với sáu cường quốc thế giới là họ có thể sẵn lòng đàm phán về chương trình phi đạn đạn đạo của mình, nhằm tìm cách giảm bớt căng thẳng liên quan tới chương trình gây tranh cãi này, các quan chức Iran và phương Tây biết rõ về những nỗ lực này nói với Reuters.

Tehran đã nhiều lần tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển điều mà họ gọi là năng lực phi đạn phòng thủ thách thức chỉ trích của phương Tây. Washington nói rằng lập trường của nước Cộng hòa Hồi giáo vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc.

Nhưng các nguồn tin cho hay, vì Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa từ bỏ thỏa thuận đạt được dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama, Tehran gần đây đã tiếp cận các cường quốc về các cuộc đàm phán khả dĩ về một số "khía cạnh" của chương trình phi đạn của mình.

"Trong cuộc họp của họ bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng trước, Iran đã nói với thành viên của các cường quốc rằng họ có thể thảo luận về chương trình phi đạn để loại bỏ những mối lo ngại," một nguồn tin Iran biết về cuộc gặp gỡ này nói với Reuters trong điều kiện giấu tên.

Các quan chức Mỹ và phương Tây không xác nhận vấn đề đã được thảo luận tại cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng ngoại giao của Iran và Mỹ. Nhưng hai quan chức Mỹ nói với Reuters rằng Iran gần đây đang "giữ cho vấn đề được chú ý" bằng cách nhả tin cho một số bài báo nhất định và thông qua các bên thứ ba như Oman.

Một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói với Reuters các nỗ lực tiếp cận của Iran đã vươn tới Washington trong những tuần gần đây.

"Iran thăm dò bằng việc nói rằng họ sẵn lòng thảo luận về chương trình phi đạn đạn đạo của mình và đang sử dụng các mối liên lạc với những quan chức còn 'trụ lại' từ chính quyền Obama," cựu quan chức này nói.

Nỗ lực tiếp cận này của Iran diễn ra sau khi ông Trump gọi thỏa thuận hạt nhân là "đáng xấu hổ" và là "thỏa thuận tệ hại nhất từng được thương thuyết." Ông dự kiến sẽ sớm loan báo thu hồi thỏa thuận này, một quan chức cao cấp của chính quyền cho biết hôm thứ Năm.

Một bước đi như vậy có thể làm đổ vỡ thỏa thuận có tính đột phá mà những người ủng hộ xem là thiết yếu để ngăn chặn chạy đua vũ trang ở Trung Đông và giảm căng thẳng trong khu vực, vì nó hạn chế khả năng tinh chế uranium của Iran trong khi đổi lại Iran được giảm bớt các biện pháp trừng phạt.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG