Hạn hán, thành thị suy tàn, và chính phủ sụp đổ chấm dứt vai trò kinh tế trung tâm của Syria trong Vùng Trung Đông 4.200 năm trước.
Cuộc khảo cứu của trường đại học Sheffield ở Anh nêu lên những điểm tương đồng quan trọng giữa một Syria bị chiến tranh tàn phá hiện nay với vụ đảo lộn thời đế quốc Mesopotamia được biết tới với tên Akkadia vào thời kỳ đồ đồng.
Ellery Frahm, thuộc khoa khảo cổ của trường này tìm thấy những liên hệ bằng cách nghiên cứu vấn đề thương mại tại Osidia trong trung tâm thương mại đô thị của Urkesh, nơi bây giờ là miền đông bắc Syria.
Kính núi lửa được dùng để chế tạo dụng cụ sắc như dao cạo lấy từ sáu núi lửa khác nhau trước khi xảy ra vụ sụp đổ của đế quốc Akkadia trải dài tới nước Iraq hiện tại.
Khi tuyến đường thương mại và các chính phủ trong vùng sụp đổ trong thời kỳ mà một số sử gia nói là giai đoạn gia tăng chế độ quân phiệt và bạo động, thành phố này chỉ có thể mua osidian từ hai nguồn cung cấp kế cận, cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với sự lưu thông của người và hàng hóa.
Thêm nữa, ông Frahm nói canh nông vào thời đó cũng như bây giờ chủ yếu dựa vào nước mưa thay vì thủy lợi,và các vụ mùa ở Akkadia không thể đáp ứng trước tình trạng gia tăng dân số trong vùng.
Ông nói thêm với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay gây ra thêm nhiều khô hạn, và với dân số đông hơn bao giờ hết, nông nghiệp hiện đại của Syria cũng không thể bền vững được.
Ông Frahm khẳng định rằng công việc của ông không thể rọi ánh sáng vào tình hình bạo động hiện nay ở Syria, thay vào đó nó đem lại một phương cách để hiểu về những gì trước mắt, bằng cách tìm hiểu phương cách mà các bậc tiền bối phản ứng trước các cuộc khủng hoảng của chính họ và của nước ngoài.
Cuộc khảo cứu của trường đại học Sheffield ở Anh nêu lên những điểm tương đồng quan trọng giữa một Syria bị chiến tranh tàn phá hiện nay với vụ đảo lộn thời đế quốc Mesopotamia được biết tới với tên Akkadia vào thời kỳ đồ đồng.
Ellery Frahm, thuộc khoa khảo cổ của trường này tìm thấy những liên hệ bằng cách nghiên cứu vấn đề thương mại tại Osidia trong trung tâm thương mại đô thị của Urkesh, nơi bây giờ là miền đông bắc Syria.
Kính núi lửa được dùng để chế tạo dụng cụ sắc như dao cạo lấy từ sáu núi lửa khác nhau trước khi xảy ra vụ sụp đổ của đế quốc Akkadia trải dài tới nước Iraq hiện tại.
Khi tuyến đường thương mại và các chính phủ trong vùng sụp đổ trong thời kỳ mà một số sử gia nói là giai đoạn gia tăng chế độ quân phiệt và bạo động, thành phố này chỉ có thể mua osidian từ hai nguồn cung cấp kế cận, cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với sự lưu thông của người và hàng hóa.
Thêm nữa, ông Frahm nói canh nông vào thời đó cũng như bây giờ chủ yếu dựa vào nước mưa thay vì thủy lợi,và các vụ mùa ở Akkadia không thể đáp ứng trước tình trạng gia tăng dân số trong vùng.
Ông nói thêm với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay gây ra thêm nhiều khô hạn, và với dân số đông hơn bao giờ hết, nông nghiệp hiện đại của Syria cũng không thể bền vững được.
Ông Frahm khẳng định rằng công việc của ông không thể rọi ánh sáng vào tình hình bạo động hiện nay ở Syria, thay vào đó nó đem lại một phương cách để hiểu về những gì trước mắt, bằng cách tìm hiểu phương cách mà các bậc tiền bối phản ứng trước các cuộc khủng hoảng của chính họ và của nước ngoài.