Một tòa án Ai Cập đã tuyên án 3 ký giả truyền hình của đài Al-Jazeera từ 7 năm tới 10 năm tù. Từ Cairo, Thông tín viên Edward Yeranian của Đài VOA tường thuật rằng tòa án đã kết án ký giả Peter Greste của Úc, Mohamed Fahmy người Canada và ký giả Baher Mohamed, người Ai Cập về tội phát tán tin tức sai lạc và hỗ trợ cho một tổ chức Hồi giáo bị cấm hoạt động. Cả ba nhà báo đều bác bỏ những tội trạng mà họ bị cáo buộc.
Riêng ký giả Mohamed còn bị phạt thêm 3 năm tù nữa về một tội danh khác.
Khi ra phán quyết, quan tòa đặc biệt nêu bật bản án tù 7 năm đối với nhà báo Úc Peter Greste.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói Australia tôn trọng tính độc lập của hệ thống tư pháp Ai Cập, song bà cảm thấy bị sốc trước phán quyết vừa rồi.
Bà Bishop nói Australia vô cùng thất vọng về phán quyết của tòa, và bà bày tỏ sự bất bình về tính nghiêm khắc của phán quyết đó. Bà nói chính phủ Úc không hiểu được bản án này, dựa trên những chứng cớ đã được trưng ra.
Quyền Tổng Giám đốc Mostefa Souag mô tả phán quyết của tòa là một cuộc tấn công vào quyền tự do báo chí:
Ông Souag nói ưu tiên hàng đầu của AlJazeera là các ký giả của đài, nhưng vụ án này còn liên quan tới quyền tự do báo chí và tất cả các nhà báo đã bị tù tội hoặc bị sách nhiễu. Đài Al-Jazeera còn phải chịu đựng không những cách hành sử tại tòa án, mà còn chịu thiệt hại vì không thể tác nghiệp tự do ở Ai Cập. Ông nói các văn phòng của đài đã đóng cửa và nhân viên không được phép làm việc.”
Nhà xã hội –chính trị học Ai Cập Said Sadek nói với Đài VOA rằng các chương trình truyền hình tiếng Ả Rập và các kênh truyền hình trực tiếp của Al-Jazeera đã phát tán những thông tin “tiêu cực” và đôi khi “sai lạc” về những sự kiện ở Ai Cập. Ông nói chính phủ Qatar, là sở hữu chủ của đài AlJazeera, hậu thuẫn Huynh đệ Hồi giáo, một tổ chức đã bị cấm hoạt động.
Một số nhà báo Ai Cập mô tả phán quyết của tòa án Ai Cập là quá đáng. Họ nói tòa kháng án có thể lật ngược phán quyết này. Tổng thống Ai Cập có thể giảm án, nhưng chỉ sau khi tiến trình kháng án đã kết thúc.
Riêng ký giả Mohamed còn bị phạt thêm 3 năm tù nữa về một tội danh khác.
Khi ra phán quyết, quan tòa đặc biệt nêu bật bản án tù 7 năm đối với nhà báo Úc Peter Greste.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói Australia tôn trọng tính độc lập của hệ thống tư pháp Ai Cập, song bà cảm thấy bị sốc trước phán quyết vừa rồi.
Bà Bishop nói Australia vô cùng thất vọng về phán quyết của tòa, và bà bày tỏ sự bất bình về tính nghiêm khắc của phán quyết đó. Bà nói chính phủ Úc không hiểu được bản án này, dựa trên những chứng cớ đã được trưng ra.
Quyền Tổng Giám đốc Mostefa Souag mô tả phán quyết của tòa là một cuộc tấn công vào quyền tự do báo chí:
Ông Souag nói ưu tiên hàng đầu của AlJazeera là các ký giả của đài, nhưng vụ án này còn liên quan tới quyền tự do báo chí và tất cả các nhà báo đã bị tù tội hoặc bị sách nhiễu. Đài Al-Jazeera còn phải chịu đựng không những cách hành sử tại tòa án, mà còn chịu thiệt hại vì không thể tác nghiệp tự do ở Ai Cập. Ông nói các văn phòng của đài đã đóng cửa và nhân viên không được phép làm việc.”
Nhà xã hội –chính trị học Ai Cập Said Sadek nói với Đài VOA rằng các chương trình truyền hình tiếng Ả Rập và các kênh truyền hình trực tiếp của Al-Jazeera đã phát tán những thông tin “tiêu cực” và đôi khi “sai lạc” về những sự kiện ở Ai Cập. Ông nói chính phủ Qatar, là sở hữu chủ của đài AlJazeera, hậu thuẫn Huynh đệ Hồi giáo, một tổ chức đã bị cấm hoạt động.
Một số nhà báo Ai Cập mô tả phán quyết của tòa án Ai Cập là quá đáng. Họ nói tòa kháng án có thể lật ngược phán quyết này. Tổng thống Ai Cập có thể giảm án, nhưng chỉ sau khi tiến trình kháng án đã kết thúc.