TÒA BẠCH ỐC —
Tổng thống Barack Obama đón tiếp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Tòa Bạch Ốc hôm nay để thảo luận về tình hình ở Syria cũng như các vấn đề an ninh và song phương khác. Thông tín viên đài VOA tại Tòa Bạch Ốc Dan Robinson nhận định về sự kiện này trong bài tường thuật sau đây.
Mối quan hệ của ông Obama với Thủ tướng Erdogan được coi là một trong những mối quan hệ thân cận nhất với một nhà lãnh đạo nước ngoài.
Hai ông thường xuyên nói chuyện qua điện thoại. Syria đã trở thành một chủ đề quan trọng trong khi số người chết tiếp tục gia tăng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc cung cấp viện trợ không sát thương và hỗ trợ về mặt chính trị cho quân nổi dậy Syria.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với NBC News, ông Erdogan kêu gọi Hoa Kỳ phải gánh các thêm trách nhiệm nhằm chấm dứt cuộc giao tranh ở Syria. Ông cũng thảo luận bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học, và nói rằng ‘lằn ranh đỏ’ mà Tổng thống Obama đặt ra đã bị vượt qua từ lâu.
Ông Soner Cagaptay thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách khu vực Cận Đông ở Washington cho rằng Ankara có những lo ngại lớn về một nước Syria ‘suy yếu và chia rẽ’ mà Thổ Nhĩ Kỳ e rằng có thể trở thành một nước như Somalia.
Ông Cagaptay nói: “Tôi nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cảm nhận được sức nóng của cuộc khủng hoảng ở Syria và ông Erdogan tới đây ở yêu cầu trợ giúp của Mỹ nhằm lật đổ chế độ Assad và nếu không như vậy thì bảo vệ nước này trước những hệ quả từ cuộc khủng hoảng ở Syria. Rõ ràng hiện Tòa Bạch Ốc, và cả Washington có rất ít người gửi binh sĩ hay đưa quân đến tham chiến ở Syria. Thế nên, hai nhà lãnh đạo sẽ bất đồng về vấn đề phải làm gì mặc dầu cả hai đều đồng ý rằng chế độ Assad phải ra đi.”
Trước khi diễn ra các cuộc đàm phán, phát ngôn viên Jay Carney được hỏi về áp lực từ phía ông Erdogan muốn Tổng thống Obama phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với Syria.
Theo đúng cách thức tiêu chuẩn của Tòa Bạch Ốc về chính sách hiện thời của Tòa Bạch Ốc, ông Carney tuyên bố Hoa Kỳ sẽ làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác khác để đem lại một sự chuyển tiếp chính trị ở Syria.
Ông Carney nói: “Theo những đường lối có thể làm được, cùng làm việc với các đối tác để mang lại một sự chuyển tiếp cấp thiết ở Syria, kể cả các nỗ lực đang được thực hiện nhằm khôi phục Khung Hiệp ước Geneve về một cuộc chuyển tiếp chính trị -- chúng tôi đã làm việc với Nga về vấn đề đó cũng như các vấn đề khác, và gồm những cách thức chúng tôi thực hiện nhằm hỗ trợ cho phe đối lập và người dân Syria”.
Ông Soner Cagaptay nói rằng dù có sự khác biệt trong cách tiếp cận, cả hai nhà lãnh đạo đều mưu tìm các mục tiêu chung.
Ông Cagaptay nói: “Có các khác biệt trong chiến thuật của hai nhà lãnh đạo nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng rốt cuộc họ đều muốn một điều, đó là Assad phải ra đi. Vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều đó xảy ra sớm hơn so với chuyện Mỹ cam kết sẵn sàng làm điều đó”.
Thủ tướng Erdogan và Tổng thống Obama sẽ mở một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục.
Sau đó, theo Tòa Bạch Ốc, ông Obama sẽ chủ trì một buổi dạ tiệc vừa ăn vừa bàn luận với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Mối quan hệ của ông Obama với Thủ tướng Erdogan được coi là một trong những mối quan hệ thân cận nhất với một nhà lãnh đạo nước ngoài.
Hai ông thường xuyên nói chuyện qua điện thoại. Syria đã trở thành một chủ đề quan trọng trong khi số người chết tiếp tục gia tăng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc cung cấp viện trợ không sát thương và hỗ trợ về mặt chính trị cho quân nổi dậy Syria.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với NBC News, ông Erdogan kêu gọi Hoa Kỳ phải gánh các thêm trách nhiệm nhằm chấm dứt cuộc giao tranh ở Syria. Ông cũng thảo luận bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học, và nói rằng ‘lằn ranh đỏ’ mà Tổng thống Obama đặt ra đã bị vượt qua từ lâu.
Ông Soner Cagaptay thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách khu vực Cận Đông ở Washington cho rằng Ankara có những lo ngại lớn về một nước Syria ‘suy yếu và chia rẽ’ mà Thổ Nhĩ Kỳ e rằng có thể trở thành một nước như Somalia.
Ông Cagaptay nói: “Tôi nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cảm nhận được sức nóng của cuộc khủng hoảng ở Syria và ông Erdogan tới đây ở yêu cầu trợ giúp của Mỹ nhằm lật đổ chế độ Assad và nếu không như vậy thì bảo vệ nước này trước những hệ quả từ cuộc khủng hoảng ở Syria. Rõ ràng hiện Tòa Bạch Ốc, và cả Washington có rất ít người gửi binh sĩ hay đưa quân đến tham chiến ở Syria. Thế nên, hai nhà lãnh đạo sẽ bất đồng về vấn đề phải làm gì mặc dầu cả hai đều đồng ý rằng chế độ Assad phải ra đi.”
Trước khi diễn ra các cuộc đàm phán, phát ngôn viên Jay Carney được hỏi về áp lực từ phía ông Erdogan muốn Tổng thống Obama phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với Syria.
Theo đúng cách thức tiêu chuẩn của Tòa Bạch Ốc về chính sách hiện thời của Tòa Bạch Ốc, ông Carney tuyên bố Hoa Kỳ sẽ làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác khác để đem lại một sự chuyển tiếp chính trị ở Syria.
Ông Carney nói: “Theo những đường lối có thể làm được, cùng làm việc với các đối tác để mang lại một sự chuyển tiếp cấp thiết ở Syria, kể cả các nỗ lực đang được thực hiện nhằm khôi phục Khung Hiệp ước Geneve về một cuộc chuyển tiếp chính trị -- chúng tôi đã làm việc với Nga về vấn đề đó cũng như các vấn đề khác, và gồm những cách thức chúng tôi thực hiện nhằm hỗ trợ cho phe đối lập và người dân Syria”.
Ông Soner Cagaptay nói rằng dù có sự khác biệt trong cách tiếp cận, cả hai nhà lãnh đạo đều mưu tìm các mục tiêu chung.
Ông Cagaptay nói: “Có các khác biệt trong chiến thuật của hai nhà lãnh đạo nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng rốt cuộc họ đều muốn một điều, đó là Assad phải ra đi. Vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều đó xảy ra sớm hơn so với chuyện Mỹ cam kết sẵn sàng làm điều đó”.
Thủ tướng Erdogan và Tổng thống Obama sẽ mở một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục.
Sau đó, theo Tòa Bạch Ốc, ông Obama sẽ chủ trì một buổi dạ tiệc vừa ăn vừa bàn luận với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.