Tổng thống Hoa Kỳ vừa tới Nhật Bản trong chuyến công du một tuần tới Châu Á. Theo tường thuật của thông tín viên Luiz Ramirez của đài VOA đang đi theo phái đoàn tổng thống, chuyến đi này có mục đích trấn an các đồng minh đang cảm thấy lo âu về việc Hoa Kỳ cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong lúc Trung Quốc có nhiều hành động nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Gần 3 năm đã trôi qua kể từ khi chính phủ của Tổng thống Obama loan báo chiến lược mới được gọi là “xoay trục Châu Á.” Cụm từ này mô tả một sự chuyển đổi của trọng tâm chính sách đối ngoại sang Châu Á trong lúc Hoa Kỳ kết thúc các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Nhưng các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á đã không nhận thấy có sự chuyển dịch đáng kể của các nguồn lực quân sự tới khu vực này giữa lúc Washington thực hiện những kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng, trong khi Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự và tìm đủ mọi cách để giành thêm quyền kiểm soát ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Ðông.
Tuy không nằm trong số các nước mà ông Obama đi thăm trong chuyến công du Châu Á lần này, nhưng Trung Quốc là một trong những mối quan tâm chính của ông Obama và đồng minh Nhật Bản, là nước đang có vụ tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh về một nhóm các hòn đảo nhỏ ở Biển Đông Trung Hoa.
Những hòn đảo, Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, là tâm điểm của mối quan tâm của Tokyo về cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ cho nước Nhật.
Hoa Kỳ cho biết họ không thiên về bên nào trong vụ tranh chấp.
Nhưng trước khi máy bay của ông đáp xuống Tokyo, Tổng thống Obama nói với tờ Yomiuri Shimbun của Nhật rằng quần đảo này nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp Trung Quốc tấn công và tìm cách giành lấy quần đảo này bằng sức mạnh. Ông Obama tuyên bố Hoa Kỳ phản đối bất kỳ mưu toan đơn phương nào nhằm gây phương hại cho quyền kiểm soát hành chánh của Nhật đối với những hòn đảo không người ở này.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ 6 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice, nói rằng chuyến công du của ông Obama là một cơ hội để khẳng định sự chú tâm của ông đối với khu vực Châu Á Thái bình dương và chứng tỏ là Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết đối với an ninh của khu vực này.
"Bất kể là việc này có nên được xem là một hành vi kiềm chế Trung Quốc hay không, tôi cũng xin thưa là chuyến đi này có một chương trình nghị sự rất tích cực. Chúng tôi xem đây là một cơ hội để củng cố và hiện đại hóa các mối quan hệ đồng minh và quan hệ đối tác của mình; như một cơ hội để thăng tiến chương trình làm việc cho các mục tiêu kinh tế."
Ông Obama tới Tokyo tối thứ tư giờ địa phương và sẽ trấn an Nhật Bản là chiến lược xoay trục Châu Á được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Nhà lãnh đạo Mỹ đã đến dự một bữa tiệc có tính chất riêng tư với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tuần trước, nhà lãnh đạo Nhật nói rằng ông hết sức mong mỏi là quan hệ đồng minh giữa Tokyo với Washington được tăng cường thêm nữa.
Thủ tướng Abe nói rằng ông muốn tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật ngõ hầu hai nước có thể cống hiến nhiều hơn cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á Thái bình dương.
Tổng thống Obama cũng đang tìm cách xoa dịu những sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Triều Tiên liên quan tới những hành vi tàn ác của các lực lượng Nhật đối với người dân ở bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu của thế kỷ 20. Các giới chức Mỹ tin rằng những vụ tranh cãi về vấn đề lịch sử đang làm giảm đi sự chú tâm tới những mối đe dọa an ninh hiện nay, chẳng hạn như mối đe dọa của vũ khí hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Nhật Bản, Tổng thống Obama sẽ sang thăm Nam Triều Tiên, và sau đó, ông sẽ tới Malaysia và Philippines.
Ông Obama định thực hiện chuyến công du này hồi năm ngoái, nhưng đã phải hủy bỏ kế hoạch vì chính phủ ở Washington bị đóng cửa từng phần vì vụ khủng hoảng về ngân sách liên bang.
Gần 3 năm đã trôi qua kể từ khi chính phủ của Tổng thống Obama loan báo chiến lược mới được gọi là “xoay trục Châu Á.” Cụm từ này mô tả một sự chuyển đổi của trọng tâm chính sách đối ngoại sang Châu Á trong lúc Hoa Kỳ kết thúc các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Nhưng các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á đã không nhận thấy có sự chuyển dịch đáng kể của các nguồn lực quân sự tới khu vực này giữa lúc Washington thực hiện những kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng, trong khi Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự và tìm đủ mọi cách để giành thêm quyền kiểm soát ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Ðông.
Tuy không nằm trong số các nước mà ông Obama đi thăm trong chuyến công du Châu Á lần này, nhưng Trung Quốc là một trong những mối quan tâm chính của ông Obama và đồng minh Nhật Bản, là nước đang có vụ tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh về một nhóm các hòn đảo nhỏ ở Biển Đông Trung Hoa.
Những hòn đảo, Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, là tâm điểm của mối quan tâm của Tokyo về cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ cho nước Nhật.
Hoa Kỳ cho biết họ không thiên về bên nào trong vụ tranh chấp.
Nhưng trước khi máy bay của ông đáp xuống Tokyo, Tổng thống Obama nói với tờ Yomiuri Shimbun của Nhật rằng quần đảo này nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp Trung Quốc tấn công và tìm cách giành lấy quần đảo này bằng sức mạnh. Ông Obama tuyên bố Hoa Kỳ phản đối bất kỳ mưu toan đơn phương nào nhằm gây phương hại cho quyền kiểm soát hành chánh của Nhật đối với những hòn đảo không người ở này.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ 6 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice, nói rằng chuyến công du của ông Obama là một cơ hội để khẳng định sự chú tâm của ông đối với khu vực Châu Á Thái bình dương và chứng tỏ là Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết đối với an ninh của khu vực này.
"Bất kể là việc này có nên được xem là một hành vi kiềm chế Trung Quốc hay không, tôi cũng xin thưa là chuyến đi này có một chương trình nghị sự rất tích cực. Chúng tôi xem đây là một cơ hội để củng cố và hiện đại hóa các mối quan hệ đồng minh và quan hệ đối tác của mình; như một cơ hội để thăng tiến chương trình làm việc cho các mục tiêu kinh tế."
Ông Obama tới Tokyo tối thứ tư giờ địa phương và sẽ trấn an Nhật Bản là chiến lược xoay trục Châu Á được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Nhà lãnh đạo Mỹ đã đến dự một bữa tiệc có tính chất riêng tư với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tuần trước, nhà lãnh đạo Nhật nói rằng ông hết sức mong mỏi là quan hệ đồng minh giữa Tokyo với Washington được tăng cường thêm nữa.
Thủ tướng Abe nói rằng ông muốn tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật ngõ hầu hai nước có thể cống hiến nhiều hơn cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á Thái bình dương.
Tổng thống Obama cũng đang tìm cách xoa dịu những sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Triều Tiên liên quan tới những hành vi tàn ác của các lực lượng Nhật đối với người dân ở bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu của thế kỷ 20. Các giới chức Mỹ tin rằng những vụ tranh cãi về vấn đề lịch sử đang làm giảm đi sự chú tâm tới những mối đe dọa an ninh hiện nay, chẳng hạn như mối đe dọa của vũ khí hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Nhật Bản, Tổng thống Obama sẽ sang thăm Nam Triều Tiên, và sau đó, ông sẽ tới Malaysia và Philippines.
Ông Obama định thực hiện chuyến công du này hồi năm ngoái, nhưng đã phải hủy bỏ kế hoạch vì chính phủ ở Washington bị đóng cửa từng phần vì vụ khủng hoảng về ngân sách liên bang.