WASHINGTON, D.C. —
Tổng thống Thein Sein hôm nay sẽ trở thành vị nguyên thủ của Miến Điện đầu tiên trong vòng hơn 40 năm được tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc. Một ngày trước cuộc gặp gỡ có tính chất lịch sử với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ông Thein Sein đã đến dự một cuộc thảo luận bàn tròn tại trụ sở đài VOA ở Washington.
Tổng thống Thein Sein thực hiện chuyến công du đến Washington trong lúc Miến Điện đang tiến hành một cuộc cải cách kinh tế và chính trị sau khi sự cai trị độc tài của chính quyền quân nhân kết thúc vào năm 2010.
Tuy nhiên Miến Điện vẫn tiếp tục bị hoành hành bởi những vụ bạo động sắc tộc nhắm vào người Hồi giáo Rohingya. Tổ chức Human Rights Watch tố cáo chính quyền Miến Điện thực hiện một cuộc thanh tẩy sắc tộc chống lại người Rohingya, là nhóm người thiểu số bị tước đoạt quyền công dân và những quyền cơ bản khác.
Tổng thống Thein Sein nói rằng hầu hết những vụ bạo động là những hành vi tội phạm, nhưng ông thừa nhận rằng cảnh sát đã có những hành động mà ông gọi là “mạnh tay”. Ông giải thích thêm như sau trong cuộc thảo luận bàn tròn do đài VOA tổ chức.
Ông Thein Sein nói: "Tiểu bang Rakhine là một trường hợp bất thường. Vụ này bắt đầu như một hoạt động tội phạm, trong đó những nhóm người đã tấn công nhau, nổi lửa đốt cháy nhà cửa và thực hiện những hành vi bạo động. Và rồi tình hình đã lan rộng. Chúng tôi đã thành lập một Ủy ban Điều tra để điều tra vụ này.
Khi ông Thein Sein đến thăm đài VOA, một số người biểu tình đã tụ tập bên ngoài để đòi chính quyền Miến Điện dành cho các sắc dân thiểu số nhiều quyền hơn."
Một người biểu tình, ông Yusuf Iqbal, cho biết như sau:
"Chúng tôi đồng ý là điểm khởi đầu đã được thực hiện cho khối dân dòng chính. Nhưng các vấn đề của người thiểu số không hề thay đổi, và trong cuộc chuyển tiếp này, người thiểu số đã trở thành nạn nhân. Người Hồi giáo Rohingya và những người Hồi giáo ở Miến Điện cùng với người Kachin và một số người Shan là nạn nhân. Tổng thống Thein Sein đã làm ngơ trước những lời kêu gọi bảo vệ cho các sắc dân thiểu số. Ông ấy làm ngơ trước những lời thỉnh cầu của chúng tôi."
Vụ bạo động giữa những người Phật giáo ở tiểu bang Rakhine và những người Hồi giáo hồi năm ngoái đã gây tử vong cho hơn 200 người và làm cho hơn 100.000 phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hầu hết là người Rohingya theo đạo Hồi.
Khi được hỏi về vai trò hiện nay của quân đội Miến Điện trong chính trường, Tổng thống Thein Sein nói rằng quân đội Miến Điện đã phục vụ đất nước một cách tốt đẹp và nên tiếp tục được dành riêng 25% số ghế tại quốc hội.
Ông Thein Sein nói: "Chúng ta không thể làm ngơ vai trò của quân đội trong sinh hoạt chính trị ở Miến Điện. Cùng với nhân dân, quân đội có một vai trò để nắm giữ."
Chuyến công du Washington của Tổng thống Thein Sein diễn ra 6 tháng sau khi ông Obama trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Miến Điện trong lúc tại chức.
Tổng thống Thein Sein thực hiện chuyến công du đến Washington trong lúc Miến Điện đang tiến hành một cuộc cải cách kinh tế và chính trị sau khi sự cai trị độc tài của chính quyền quân nhân kết thúc vào năm 2010.
Tuy nhiên Miến Điện vẫn tiếp tục bị hoành hành bởi những vụ bạo động sắc tộc nhắm vào người Hồi giáo Rohingya. Tổ chức Human Rights Watch tố cáo chính quyền Miến Điện thực hiện một cuộc thanh tẩy sắc tộc chống lại người Rohingya, là nhóm người thiểu số bị tước đoạt quyền công dân và những quyền cơ bản khác.
Tổng thống Thein Sein nói rằng hầu hết những vụ bạo động là những hành vi tội phạm, nhưng ông thừa nhận rằng cảnh sát đã có những hành động mà ông gọi là “mạnh tay”. Ông giải thích thêm như sau trong cuộc thảo luận bàn tròn do đài VOA tổ chức.
Ông Thein Sein nói: "Tiểu bang Rakhine là một trường hợp bất thường. Vụ này bắt đầu như một hoạt động tội phạm, trong đó những nhóm người đã tấn công nhau, nổi lửa đốt cháy nhà cửa và thực hiện những hành vi bạo động. Và rồi tình hình đã lan rộng. Chúng tôi đã thành lập một Ủy ban Điều tra để điều tra vụ này.
Khi ông Thein Sein đến thăm đài VOA, một số người biểu tình đã tụ tập bên ngoài để đòi chính quyền Miến Điện dành cho các sắc dân thiểu số nhiều quyền hơn."
Một người biểu tình, ông Yusuf Iqbal, cho biết như sau:
"Chúng tôi đồng ý là điểm khởi đầu đã được thực hiện cho khối dân dòng chính. Nhưng các vấn đề của người thiểu số không hề thay đổi, và trong cuộc chuyển tiếp này, người thiểu số đã trở thành nạn nhân. Người Hồi giáo Rohingya và những người Hồi giáo ở Miến Điện cùng với người Kachin và một số người Shan là nạn nhân. Tổng thống Thein Sein đã làm ngơ trước những lời kêu gọi bảo vệ cho các sắc dân thiểu số. Ông ấy làm ngơ trước những lời thỉnh cầu của chúng tôi."
Vụ bạo động giữa những người Phật giáo ở tiểu bang Rakhine và những người Hồi giáo hồi năm ngoái đã gây tử vong cho hơn 200 người và làm cho hơn 100.000 phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hầu hết là người Rohingya theo đạo Hồi.
Khi được hỏi về vai trò hiện nay của quân đội Miến Điện trong chính trường, Tổng thống Thein Sein nói rằng quân đội Miến Điện đã phục vụ đất nước một cách tốt đẹp và nên tiếp tục được dành riêng 25% số ghế tại quốc hội.
Ông Thein Sein nói: "Chúng ta không thể làm ngơ vai trò của quân đội trong sinh hoạt chính trị ở Miến Điện. Cùng với nhân dân, quân đội có một vai trò để nắm giữ."
Chuyến công du Washington của Tổng thống Thein Sein diễn ra 6 tháng sau khi ông Obama trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Miến Điện trong lúc tại chức.