Đường dẫn truy cập

TQ ồn ào phản đối Mỹ tuần tra Biển Đông để biện minh cho sự hiện diện của mình


Tư liệu: Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ, USS Hopper, nhìn từ cửa biển tiến vào Cảng Sydney, Úc, ngày 24/1/2004. PBEAHUOEPDD
Tư liệu: Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ, USS Hopper, nhìn từ cửa biển tiến vào Cảng Sydney, Úc, ngày 24/1/2004. PBEAHUOEPDD

Trong khi Ngũ Giác Đài không gây ồn ào khi tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra để khẳng định tự do hàng hải trên Biển Đông, tiến gần tới các đảo, bãi đá đang do Trung Quốc kiểm soát, thì Bắc Kinh lớn tiếng phản đối để theo các chuyên gia, biện minh cho sự hiện diện ngày càng tăng của TQ trong vùng tranh chấp.

Hồi tuần trước, các giới chức Trung Quốc lên tiếng về cuộc tuần tra mới nhất của Mỹ, đưa tàu khu trục USS Hopper tiến vào phạm vị 12 hải lý cách bãi cạn Scarborough, vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Đây là lần thứ nhì trong mấy tháng gần đây mà Bắc Kinh, chứ không phải Washington, xác nhận một cuộc tuần tra của Hoa Kỳ trên Biển Đông.

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói rằng trong khi chính quyền của Tổng thống Trump có chính sách tiếp tục các cuộc tuần tra đều đặn trong khu vực nhưng không gây ồn ào, Trung Quốc lại sẵn sàng công khai các cuộc tuần tra đó “vì các mục đích quân sự riêng”.

Trong khi chính quyền Tổng thống Trump lẳng lặng tiếp tục các cuộc tuần tra đều đặn để khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc sẵn sàng công khai các cuộc tuần tra đó “vì các mục đích quân sự riêng”.
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington (CSIS)

Bà Bonnie Glaser nói:

“Khó có thể đi tới kết luận nào khác hơn. Ngay cả khi Mỹ tiếp tục các cuộc tuần tra, theo tôi chính quyền của Tổng thống Trump chưa thực sự xác định là sẽ bỏ qua hành vi nào của Trung Quốc trong Biển Đông, và những gì mà chính quyền Trump tuyệt đối không chấp nhận, Bắc Kinh dường như hiểu điều đó và nắm ngay lấy để khai thác.”

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong các tuyên bố chính thức nhấn mạnh:“Trung Quốc sẽ có các biện pháp cần thiết để quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình” trong vùng biển giàu tài nguyên này.

Một số nhà ngoại giao trong khu vực và các nhà phân tích an ninh tin rằng các biện pháp đó bao gồm triển khai thêm lực lượng, đẩy nhanh tiến trình quân sự hóa các cơ sở đã được mở rộng trên khắp quần đảo Trường Sa.

Trong khi các giới chức Mỹ không trực tiếp nêu tên Trung Quốc khi bình luận về việc này, cho rằng các cuộc tuần tra tự do hàng hải chỉ là những hoạt động thường lệ để khẳng định nhu cầu cần tôn trọng luật pháp quốc tế, thì Bắc Kinh nhanh chóng quy cho Washington là kẻ “khiêu khích.”

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 22/1 tố cáo Hoa Kỳ là phá rối hòa bình và hợp tác và “có hành động khiêu khích một cách vô trách nhiệm”, và viện lẽ đó để nói rằng Trung Quốc giờ phải củng cố sự hiện diện của mình trên tuyến hàng hải có tính chiến lược này.

Bãi cạn Scarborough của Philippines bị Trung Quốc phong tỏa hồi năm 2012, đây chính là động lực đã khiến Philippines đưa Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài quốc tế để nhờ tòa án này ở La Haye phân xử vụ tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Tòa án Quốc tế xử thắng cho Manila trước những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, tuy nhiên từ khi lên cầm quyền chính phủ Philippines do ông Duterte lãnh đạo không những không khai thác thành công đáng kể này mà còn tỏ ra hết sức hòa hoãn và hợp tác với Trung Quốc.

Trong khi đa số các nhà phân tích và các nhà ngoại giao trong khu vực tin rằng Trung Quốc vẫn muốn tránh xung đột với hải quân Hoa Kỳ vốn là một lực lượng hùng mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc, song Bắc Kinh đang dồn nỗ lực để cắt ngắn khoảng cách đó.

Biển Đông do đó vẫn là một điểm nóng, có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào.

XS
SM
MD
LG