Người biểu tình Hong Kong đã bắt đầu cuộc tuần hành vào lúc 3h chiều ngày 1/7 nhân kỷ niệm 22 năm ngày vùng lãnh thổ này được trao trả về cho Trung Quốc.
Cuộc tuần hành ngày 1/7 năm nay diễn ra trong bối cảnh người dân Hong Kong xuống đường rầm rộ trong gần một tháng qua để phản đối dự luật dẫn độ,
Trước đó, một số người biểu tình đã tìm cách đập vỡ cửa kính để xông vào tòa nhà lập pháp Hong Kong trong một hành động leo thang đáng kể từ cuộc biểu tình chống luật dẫn độ bắt đầu.
Người biểu tình đã cố xông vào cơ quan lập pháp Hồng Kông vào ngày kỷ niệm thành phố này được trao trả về cho Trung Quốc vào ngày 1/7 bằng cách sử dụng xe đẩy và thanhkim loại để đập vỡ cửa kính.
Khoảng 100 cảnh sát chống bạo động đội mũ bảo hiểm và mang theo dùi cui đứng đằng sau kính vỡ khi một nhóm nhỏ người biểu tình đập vỡ kính. Hành động này diễn ra trước một cuộc tuần hành theo kế hoạch để đánh dấu ngày 1/7.
Căng thẳng dâng cao khi cảnh sát giơ biểu ngữ màu đỏ cảnh báo người biểu tình ngừng tiến lên nếu không họ sẽ sử dụng vũ lực.
Trước đó, cảnh sát đã chạy về phía người biểu tình, dùng dùi cui đánh đập một số người khi họ ngã xuống đất và dùng hơi cay để giải tán đám đông tụ tập gần nơi các quan chức đang chuẩn bị một buổi lễ để đánh dấu ngày trao trả Hong Kong.
“Trong vài năm qua, mọi người đã trở nên quyết liệt hơn, vì họ thấy cách ôn hòa không hiệu quả,” một người biểu tình 24 tuổi có họ là Chen nói với Reuters.
Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán một số người biểu tình, chủ yếu là học sinh mặc áo đen, đội mũ cứng, đeo khẩu trang và mang dù, trong khi những người khác dán băng quấn quanh cánh tay để bảo vệ da trong trường hợp bị trúng hơi cay.
Hàng ngàn người đã bắt đầu tụ tập tại Công viên Victoria trong tiết trời nóng bức khoảng 33 độ C trong cuộc tuần hàng năm mà các nhà tổ chức dự kiến sẽ thu hút đông đảo người tham gia trong bối cảnh giận dữ về dự luật dẫn độ.
Những người biểu tình một lần nữa làm tê liệt các địa điểm của thành phố trung tâm tài chính khi họ chiếm giữ các con đường sau khi dùng hàng rào kim loại và ván gỗ phong tỏa chúng
Nhiều tuần lễ bất ổn đã buộc nhà chức trách phải triển khai một tấm chắn an ninh khổng lồ xung quanh Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hong Kong, nơi tổ chức lễ thượng cờ Trung Quốc và cờ Hong Kong nhân ngày kỷ niệm ngày bàn giao.
Trong buổi lễ thượng kỳ, bà Carrie Lam, Đặc khu trưởng, với dáng vẻ mệt mỏi xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sau gần hai tuần để chủ trì buổi lễ cùng với phu quân và ông Đổng Kiến Hoa, nhà lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong sau khi đặc khu này được trao trả về cho Trung Quốc.
Bà Lâm nói chính phủ cần thay đổi phong cách quản trị và cam kết sẽ làm nhiều hơn cho những người trẻ.
“Sự cố xảy ra trong những tháng gần đây đã dẫn đến những tranh cãi và tranh chấp giữa công chúng và chính quyền. Điều này đã khiến tôi hoàn toàn nhận ra rằng tôi, với tư cách là một chính trị gia, phải tự nhắc nhở mình mọi lúc là cần phải nắm bắt chính xác tình cảm của công chúng,” bà Lâm nói trong buổi lễ.
Những người biểu tình một lần nữa làm tê liệt các địa điểm của thành phố trung tâm tài chính khi họ chiếm giữ các con đường sau khi dùng hàng rào kim loại và ván gỗ phong tỏa chúng
Nhiều tuần lễ bất ổn đã buộc nhà chức trách phải triển khai một tấm chắn an ninh khổng lồ xung quanh Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hong Kong, nơi tổ chức lễ thượng cờ Trung Quốc và cờ Hong Kong nhân ngày kỷ niệm ngày bàn giao.
Trong buổi lễ thượng kỳ, bà Carrie Lam, Đặc khu trưởng, với dáng vẻ mệt mỏi xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sau gần hai tuần để chủ trì buổi lễ cùng với phu quân và ông Đổng Kiến Hoa, nhà lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong sau khi đặc khu này được trao trả về cho Trung Quốc.
Bà Lâm nói chính phủ cần thay đổi phong cách quản trị và cam kết sẽ làm nhiều hơn cho những người trẻ.
“Sự cố xảy ra trong những tháng gần đây đã dẫn đến những tranh cãi và tranh chấp giữa công chúng và chính quyền. Điều này đã khiến tôi hoàn toàn nhận ra rằng tôi, với tư cách là một chính trị gia, phải tự nhắc nhở mình mọi lúc là cần phải nắm bắt chính xác tình cảm của công chúng,” bà Lâm nói.