Các giới chức cấp cao của các nước Đông Nam Á đang theo đuổi một giải pháp lâu dài để giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại vùng Biển Đông trong tuần này. Giới phân tích nói rằng nỗ lực này đánh dấu một bước chủ yếu, nếu các nước hội viên Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn giải quyết vụ bế tắc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong tương lai gần, tuy nhiên nỗ lực này hãy còn gặp rất nhiều trở ngại.
Khi Campuchia chủ trì cuộc họp thượng đỉnh ASEAN hồi tháng Tư năm nay, nước này bị tố cáo là đã tìm cách dẹp bỏ các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông.
Đây có thể là một dấu hiệu về tính khẩn cấp mà các giới chức ASEAN giờ đây cảm thấy liên quan tới vấn đề này, khi Thủ Tướng Campuchia Hun Sen khai mạc phiên họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm thứ Hai bằng cách nhấn mạnh nhu cầu phải có một sự tương nhượng về phương cách nhằm giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Thủ Tướng Hun Sen nói:
“Chúng ta nên nhấn mạnh việc thực thi bản Tuyên bố về cách ứng xử tại vùng tranh chấp, kể cả một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa chung cuộc.”
Các nước hội viên ASEAN gồm Việt Nam, Philippine, Brunei và Malaysia đều đòi chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa - mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong tư cách đó, các nước này đối đầu với cường quốc Trung Quốc, là nước đã đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này.
Cách đây một thập niên, Trung Quốc và ASEAN đã ký bản “Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa”. Về cơ bản, các bên ký kết đồng ý sẽ giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Nhưng phải chờ ngần ấy năm, các bên mới tiến tới chỗ làm thế nào đẩy tiến trình này sang giai đoạn kế tiếp, là tạo ra một bộ Quy tắc Ứng Xử, văn kiện sẽ hướng dẫn các bên giữa lúc vấn đề này tiếp tục tiến tới phía trước.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về các vấn đề ASEAN tại Đại học New South Wales, nói rằng tuần này là tuần lễ quyết định đối với các nước ASEAN liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Thayer nói:
“Tại thời điểm này thì không biết ASEAN sẽ đi về hướng nào liên quan tới vấn đề này. Rất có thể trong giải pháp tương nhượng ASEAN sẽ thêm vào những điều khiến cho thương thuyết với Trung Quốc không thể nào thực hiện được, và về lâu về dài sẽ bị hủy bỏ hoặc giảm tầm quan trọng về lâu về dài, thế cho nên thời điểm quyết định là bây giờ.”
Ông Pavin Chachavalpongpun, một nhà khoa học chính trị làm việc tại Đại học Kyoto, nói rằng các cuộc họp cấp cao trong tuần này cung cấp một diễn đàn cần thiết cho các nước để thảo luận vấn đề này. Nhưng ông không mấy lạc quan là sẽ đạt được tiến bộ đáng kể.
Ông Pavin nhận định:
“Tôi nghĩ ASEAN sẽ tiếp tục là một diễn đàn để nói, chỉ nói không thôi chứ không hành động gì cả. Thành thực mà nói, tôi không mấy hy vọng về những cuộc họp sắp tới của ASEAN.”
Mặc dù vấn đề tranh chấp Biển Đông là đề tài nổi bật được giới truyền thông tường trình trong thời gian dẫn tới các cuộc họp tuần này, vụ tranh chấp này chỉ là một trong nhiều đề tài trong nghị trình làm việc.
Theo chương trình, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ tham dự các buổi họp. Giới phân tích dự kiến bà Clinton sẽ tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của tuyên bố mới đây của Hoa Kỳ, loan báo chuyển trọng tâm quân sự sang Châu Á với hy vọng sẽ xoa dịu nhận thức về những căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh trong vùng được coi là “sân sau” của Trung Quốc.
Giáo sư Thayer giải thích:
“Điểm nhấn mạnh của Ngoại trưởng Clinton là tách rời nhận thức đó để xoay sự chú ý vào các quyền lợi rộng lớn hơn mà bà lập luận Hoa Kỳ có trong khu vực, và khẳng định Hoa Kỳ không có ý định kiềm chế Trung Quốc, mà thay vào đó, muốn hợp tác với Trung Quốc.”
Theo chương trình ấn định, các cuộc họp tuần này được sẽ kết thúc vào ngày thứ Sáu tới đây.
Khi Campuchia chủ trì cuộc họp thượng đỉnh ASEAN hồi tháng Tư năm nay, nước này bị tố cáo là đã tìm cách dẹp bỏ các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông.
Đây có thể là một dấu hiệu về tính khẩn cấp mà các giới chức ASEAN giờ đây cảm thấy liên quan tới vấn đề này, khi Thủ Tướng Campuchia Hun Sen khai mạc phiên họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm thứ Hai bằng cách nhấn mạnh nhu cầu phải có một sự tương nhượng về phương cách nhằm giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Thủ Tướng Hun Sen nói:
“Chúng ta nên nhấn mạnh việc thực thi bản Tuyên bố về cách ứng xử tại vùng tranh chấp, kể cả một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa chung cuộc.”
Các nước hội viên ASEAN gồm Việt Nam, Philippine, Brunei và Malaysia đều đòi chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa - mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong tư cách đó, các nước này đối đầu với cường quốc Trung Quốc, là nước đã đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này.
Cách đây một thập niên, Trung Quốc và ASEAN đã ký bản “Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa”. Về cơ bản, các bên ký kết đồng ý sẽ giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Nhưng phải chờ ngần ấy năm, các bên mới tiến tới chỗ làm thế nào đẩy tiến trình này sang giai đoạn kế tiếp, là tạo ra một bộ Quy tắc Ứng Xử, văn kiện sẽ hướng dẫn các bên giữa lúc vấn đề này tiếp tục tiến tới phía trước.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về các vấn đề ASEAN tại Đại học New South Wales, nói rằng tuần này là tuần lễ quyết định đối với các nước ASEAN liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Thayer nói:
“Tại thời điểm này thì không biết ASEAN sẽ đi về hướng nào liên quan tới vấn đề này. Rất có thể trong giải pháp tương nhượng ASEAN sẽ thêm vào những điều khiến cho thương thuyết với Trung Quốc không thể nào thực hiện được, và về lâu về dài sẽ bị hủy bỏ hoặc giảm tầm quan trọng về lâu về dài, thế cho nên thời điểm quyết định là bây giờ.”
Ông Pavin Chachavalpongpun, một nhà khoa học chính trị làm việc tại Đại học Kyoto, nói rằng các cuộc họp cấp cao trong tuần này cung cấp một diễn đàn cần thiết cho các nước để thảo luận vấn đề này. Nhưng ông không mấy lạc quan là sẽ đạt được tiến bộ đáng kể.
Ông Pavin nhận định:
“Tôi nghĩ ASEAN sẽ tiếp tục là một diễn đàn để nói, chỉ nói không thôi chứ không hành động gì cả. Thành thực mà nói, tôi không mấy hy vọng về những cuộc họp sắp tới của ASEAN.”
Mặc dù vấn đề tranh chấp Biển Đông là đề tài nổi bật được giới truyền thông tường trình trong thời gian dẫn tới các cuộc họp tuần này, vụ tranh chấp này chỉ là một trong nhiều đề tài trong nghị trình làm việc.
Theo chương trình, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ tham dự các buổi họp. Giới phân tích dự kiến bà Clinton sẽ tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của tuyên bố mới đây của Hoa Kỳ, loan báo chuyển trọng tâm quân sự sang Châu Á với hy vọng sẽ xoa dịu nhận thức về những căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh trong vùng được coi là “sân sau” của Trung Quốc.
Giáo sư Thayer giải thích:
“Điểm nhấn mạnh của Ngoại trưởng Clinton là tách rời nhận thức đó để xoay sự chú ý vào các quyền lợi rộng lớn hơn mà bà lập luận Hoa Kỳ có trong khu vực, và khẳng định Hoa Kỳ không có ý định kiềm chế Trung Quốc, mà thay vào đó, muốn hợp tác với Trung Quốc.”
Theo chương trình ấn định, các cuộc họp tuần này được sẽ kết thúc vào ngày thứ Sáu tới đây.