Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh bị tấn công trong lúc khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ” xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Xe của Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc Gary Locke đã bị tấn công ở Bắc Kinh hôm thứ 3 trong lúc những cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra trên khắp nước. Các nhà quan sát cho rằng đây là một “diễn tiến tự nhiên” sau khi chính phủ Trung Quốc không ngừng tố cáo rằng Washington khuấy động những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam để mưu lợi riêng. Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng làn sóng biểu tình chống Nhật tạo ra một mối đe dọa cho sự ổn định chính trị của Trung Quốc vì dân chúng ở đây ngày càng cảm thấy bất mãn đối với nhà cầm quyền Cộng sản ở Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cho biết chiến lược quân sự mới của Washington nhằm chuyển trọng tâm sang Á châu không có mục đích ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc mà là một nỗ lực để chủ động giao tiếp với Trung Quốc và nới rộng vai trò của Trung Quốc ở Á châu Thái Bình Dương. Người đứng đầu Ngũ giác đài cũng nhắc lại rằng quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài thuộc phạm vi Điều 5 của Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Nhật, mặc dù Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Ông Panetta tuyên bố như thế tại Trung Quốc hôm thứ Tư (19-09-2012), một ngày sau khi những người biểu tình ở Bắc Kinh tấn công chiếc xe chở Đại sứ Hoa Kỳ. Chiếc xe bị hư hại nhẹ, nhưng Đại sứ Gary Locke được bình yên vô sự và giới hữu trách Trung Quốc đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc mà họ cho là đáng tiếc này.
Ông Trình Lập, Khoa trưởng Phân khoa Chính trị của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết vụ tấn công xe Đại sứ Mỹ và vụ tấn công xe Đại sứ Nhật trước đó không lâu là những sự việc mà chính phủ Trung Quốc không muốn xảy ra.
Ông nói: "Đây là một việc gây xấu hổ cho giới hữu trách Trung Quốc. Tôi tin rằng giới hữu trách Trung Quốc không muốn những vụ việc này xảy ra."
Theo ghi nhận của thông tín viên Fred Wang của đài VOA có mặt ở hiện trường, trong lúc dùng chai lọ ném vào chiếc xe của Đại sứ Mỹ, những người biểu tình đã hô to khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ,” và có người đã ném một lá quốc kỳ Mỹ xuống đất rồi giẫm đạp lên trong lúc một số người khác đề nghị nổi lửa đốt cờ.
Giáo sư Thời Ân Hoằng của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói rằng dân chúng Trung Quốc cảm thấy tức giận vì họ nghĩ là Washington xúi giục để Tokyo có thái độ hung hãn hơn với Bắc Kinh:
"Theo nhận định của chính phủ Trung Quốc, hành động và lời lẽ của Hoa Kỳ đã cổ động cho những hành động phi pháp của Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc rất bất mãn về việc này và người dân Trung Quốc càng cảm thấy bất mãn hơn."
Tiến sĩ Tô Hạo, giáo sư môn Bang giao Quốc tế của Học viện Ngoại giao ở Bắc Kinh, tán đồng nhận định của ông Thời Ân Hoằng. Ông nói rằng đó là “một diễn tiến tự nhiên.”
Ông cho biết: "Người dân Trung Quốc cảm thấy bất bình đối với nước Mỹ ở một mức độ nhất định. Họ xem tin tức trên truyền hình và đọc những bài bình luận trên báo chí nhà nước. Những bài bình luận này nói rằng những vấn đề gần đây ở Nam Hải cũng như ở đảo Điếu Ngư đều có Hoa Kỳ đứng đằng sau xúi giục. Họ hiểu được rằng tình trạng căng thẳng xuất hiện hồi gần đây ở Đông Á, bất kể là ở Nam Hải hay ở đảo Điếu Ngư, đều có yếu tố Hoa Kỳ trong đó. Vì vậy cho nên, trong lúc biểu tình phản đối Nhật Bản, người dân Trung Quốc cũng nhân tiện mà bày tỏ sự bất bình đối với Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng đây là một việc hết sức tự nhiên."
Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội ở Trung Quốc nhiều người đồn đoán là vụ tấn công chiếc xe của Đại sứ Mỹ ngày 18 tháng 9, cũng như vụ tấn công chiếc xe của Đại sứ Nhật hôm 27 tháng 8, có sự dính líu của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh. Bà Cao Du, nguyên Phó Tổng biên tập của tờ Tham khảo Kinh tế Bắc Kinh, cho đài VOA biết cảm nghĩ của bà về việc này như sau:
"Tôi không dám nghĩ là có yếu tố chính phủ ở trong đó. Bởi vì nếu có yếu tố chính phủ thì thật là đê tiện, đê tiện tới mức không còn có thể đê tiện hơn, thật là xấu hổ vô cùng. Tôi mong là không có yếu tố của chính phủ. Tôi mong rằng đó chỉ là những hành vi vô cùng sai trái của những kẻ điên khùng, của những người thiếu lý trí, thiếu suy nghĩ, thiếu đạo đức."
Vụ tấn công chiếc xe Đại sứ Mỹ xảy ra cùng ngày những cuộc biểu tình chống Nhật đồng loạt diễn ra trên khắp Trung Quốc. Những người biểu tình đã hô các khẩu hiệu như “Phải tuyên chiến với Nhật Bản,” “Đả đảo đế quốc Nhật,” “Trả lại Điếu Ngư Đài,” “Trả lại Quần đảo Lưu Cầu,” và “Bọn Nhật lùn cút khỏi Trung Quốc,” vân vân…
Theo tường thuật ngày 20 tháng 9 của tờ Vancouver Sun ở Canada, hầu hết những vụ biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc được dàn dựng bởi giới hữu trách địa phương. Bài báo nói rằng “những người biểu tình” được các giới chức chính quyền thông báo về những khẩu hiệu mà họ được phép hô trong khi biểu tình và được cung cấp cờ xí và biểu ngữ nếu không mang theo. Giới hữu trách cũng chỉ thị cho người dân dùng trứng hoặc cà chua để ném, chứ không được dùng gạch đá, trong lúc biểu tình.
Các nhà quan sát tại Đài Loan, là nước cũng tuyên bố đòi chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư Đài, cho rằng những vụ biểu tình chống Nhật rầm rộ ở Trung Quốc có sự sắp xếp của chính quyền. Ông Từ Tư Giản, một chuyên gia về Hoa Lục của Viện Nghiên cứu Trung ương, phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo ở Đài Bắc hôm thứ Tư"
"Trung Quốc là một nước lớn như vậy mà trong một ngày lại có tới 85 thành phố đồng loạt xảy ra những vụ xuống đường biểu tình rầm rộ như vậy. Nếu không có người đứng ra tổ chức thì không thể nào làm được như vậy. Chẳng lẽ Trung Quốc đã có được một xã hội công dân phát đạt tới mức đó hay sao! Có lẽ nào đảng Cộng sản Trung Quốc lại để cho xã hội công dân được phát triển tới mức như vậy!"
Nhiều học giả Đài Loan tại cuộc hội thảo cho rằng làn sóng biểu tình chống Nhật có thể ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị của Trung Quốc. Họ nói rằng hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội khiến cho dân chúng Trung Quốc ngày càng cảm thấy bất mãn đối với chính quyền và những cuộc biểu tình chống Nhật có thể biến thành những cuộc biểu tình chống chính phủ một cách dễ dàng. Ông Ngô Chiêu Nhiếp, Trưởng ban Chính sách của đảng Dân Tiến, phát biểu như sau:
"Chẳng hạn như chuyện Tập Cận Bình. Ông ấy mất dạng hai tuần lễ. Cho tới giờ vẫn chưa có ai biết lý do khiến ông ấy biệt tăm là gì. Thắc mắc về vấn đề này bây giờ còn nhiều hơn hai ngày trước đây, khi ông ấy xuất hiện trở lại. Tôi cũng nhận thấy trong những vụ xuống đường biểu tình trong vài ngày qua có người đã giơ biểu ngữ trên đó nói rằng “Chính phủ Trung Quốc muốn Điếu Ngư Đài, nhân dân Trung Quốc muốn Bạc Hy Lai.” Rõ ràng là vụ Bạc Hy Lai chưa kết thúc."
Giáo sư Vương Tín Hiền của Viện Nghiên cứu Đông Á của Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nhận xét như sau:
"Hiện giờ những vụ xuống đường biểu tình ở Trung Quốc xảy ra rất nhiều. Nhưng tôi nghĩ rằng những vụ này chưa đến độ ảnh hưởng tới sự ổn định của cục diện chính trị. Mặc dù vậy, vẫn có một điều phiền toái cho Trung Quốc là phong trào quần chúng có thể bị các phe phái trong tập đoàn thống trị lợi dụng để đấu đá nhau."
Trong lúc vụ đối đầu với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku chưa có dấu hiệu lắng dịu, một số học giả Trung Quốc đã tiếp tục lên tiếng cổ xúy cho việc mà họ gọi là “lấy lại” quần đảo Okinawa từ tay Nhật Bản.
Hôm thứ Sáu, tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc cho đăng một bài viết của tác giả Lưu Đào, có nhan đề “Chúng ta với Nhật Bản còn có vấn đề Lưu Cầu.” Bài viết nói rằng Trung Quốc nên ra sức hỗ trợ cho nỗ lực đòi độc lập của vương quốc Lưu Cầu, vốn là một chư hầu của Trung Quốc bị Nhật Bản dùng vũ lực sáp nhập. Bài viết kết luận “Chiến lược Lưu Cầu của Trung Quốc nên dựa vào ngọn cờ hồi quy văn hóa để dần dần tiến tới chỗ dựa vào luật pháp quốc tế để thúc đẩy Lưu Cầu tiến lên trên con đường phục quốc, dần dần thiết lập chính phủ thân Trung Quốc, thực hiện mục tiêu “tái Trung Quốc hóa” Lưu Cầu. Một khi mục tiêu Lưu Cầu “thoát Nhật nhập Trung” đạt được, Nhật Bản sẽ bị một nước Trung Quốc cường thịnh làm suy yếu đi một cách triệt để, để thật sự trở thành một nước nhỏ bé và yêu chuộng hòa bình ở Á châu.”
Hồi đầu tháng 7, tờ Hoàn cầu Thời báo cũng đã đưa ra một lời hô hào tương tự. Họ đề nghị chính phủ Trung Quốc xem xét tới việc thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với đảo Okinawa. Bài báo nói rằng Trung Quốc không nên sợ gì mà không cùng với Nhật Bản tham gia một cuộc đấu tranh để gây phương hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ của đối phương.
Xe của Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc Gary Locke đã bị tấn công ở Bắc Kinh hôm thứ 3 trong lúc những cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra trên khắp nước. Các nhà quan sát cho rằng đây là một “diễn tiến tự nhiên” sau khi chính phủ Trung Quốc không ngừng tố cáo rằng Washington khuấy động những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam để mưu lợi riêng. Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng làn sóng biểu tình chống Nhật tạo ra một mối đe dọa cho sự ổn định chính trị của Trung Quốc vì dân chúng ở đây ngày càng cảm thấy bất mãn đối với nhà cầm quyền Cộng sản ở Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cho biết chiến lược quân sự mới của Washington nhằm chuyển trọng tâm sang Á châu không có mục đích ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc mà là một nỗ lực để chủ động giao tiếp với Trung Quốc và nới rộng vai trò của Trung Quốc ở Á châu Thái Bình Dương. Người đứng đầu Ngũ giác đài cũng nhắc lại rằng quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài thuộc phạm vi Điều 5 của Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Nhật, mặc dù Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Ông Panetta tuyên bố như thế tại Trung Quốc hôm thứ Tư (19-09-2012), một ngày sau khi những người biểu tình ở Bắc Kinh tấn công chiếc xe chở Đại sứ Hoa Kỳ. Chiếc xe bị hư hại nhẹ, nhưng Đại sứ Gary Locke được bình yên vô sự và giới hữu trách Trung Quốc đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc mà họ cho là đáng tiếc này.
Ông Trình Lập, Khoa trưởng Phân khoa Chính trị của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết vụ tấn công xe Đại sứ Mỹ và vụ tấn công xe Đại sứ Nhật trước đó không lâu là những sự việc mà chính phủ Trung Quốc không muốn xảy ra.
Ông nói: "Đây là một việc gây xấu hổ cho giới hữu trách Trung Quốc. Tôi tin rằng giới hữu trách Trung Quốc không muốn những vụ việc này xảy ra."
Theo ghi nhận của thông tín viên Fred Wang của đài VOA có mặt ở hiện trường, trong lúc dùng chai lọ ném vào chiếc xe của Đại sứ Mỹ, những người biểu tình đã hô to khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ,” và có người đã ném một lá quốc kỳ Mỹ xuống đất rồi giẫm đạp lên trong lúc một số người khác đề nghị nổi lửa đốt cờ.
Giáo sư Thời Ân Hoằng của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói rằng dân chúng Trung Quốc cảm thấy tức giận vì họ nghĩ là Washington xúi giục để Tokyo có thái độ hung hãn hơn với Bắc Kinh:
"Theo nhận định của chính phủ Trung Quốc, hành động và lời lẽ của Hoa Kỳ đã cổ động cho những hành động phi pháp của Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc rất bất mãn về việc này và người dân Trung Quốc càng cảm thấy bất mãn hơn."
Tiến sĩ Tô Hạo, giáo sư môn Bang giao Quốc tế của Học viện Ngoại giao ở Bắc Kinh, tán đồng nhận định của ông Thời Ân Hoằng. Ông nói rằng đó là “một diễn tiến tự nhiên.”
Ông cho biết: "Người dân Trung Quốc cảm thấy bất bình đối với nước Mỹ ở một mức độ nhất định. Họ xem tin tức trên truyền hình và đọc những bài bình luận trên báo chí nhà nước. Những bài bình luận này nói rằng những vấn đề gần đây ở Nam Hải cũng như ở đảo Điếu Ngư đều có Hoa Kỳ đứng đằng sau xúi giục. Họ hiểu được rằng tình trạng căng thẳng xuất hiện hồi gần đây ở Đông Á, bất kể là ở Nam Hải hay ở đảo Điếu Ngư, đều có yếu tố Hoa Kỳ trong đó. Vì vậy cho nên, trong lúc biểu tình phản đối Nhật Bản, người dân Trung Quốc cũng nhân tiện mà bày tỏ sự bất bình đối với Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng đây là một việc hết sức tự nhiên."
Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội ở Trung Quốc nhiều người đồn đoán là vụ tấn công chiếc xe của Đại sứ Mỹ ngày 18 tháng 9, cũng như vụ tấn công chiếc xe của Đại sứ Nhật hôm 27 tháng 8, có sự dính líu của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh. Bà Cao Du, nguyên Phó Tổng biên tập của tờ Tham khảo Kinh tế Bắc Kinh, cho đài VOA biết cảm nghĩ của bà về việc này như sau:
"Tôi không dám nghĩ là có yếu tố chính phủ ở trong đó. Bởi vì nếu có yếu tố chính phủ thì thật là đê tiện, đê tiện tới mức không còn có thể đê tiện hơn, thật là xấu hổ vô cùng. Tôi mong là không có yếu tố của chính phủ. Tôi mong rằng đó chỉ là những hành vi vô cùng sai trái của những kẻ điên khùng, của những người thiếu lý trí, thiếu suy nghĩ, thiếu đạo đức."
Vụ tấn công chiếc xe Đại sứ Mỹ xảy ra cùng ngày những cuộc biểu tình chống Nhật đồng loạt diễn ra trên khắp Trung Quốc. Những người biểu tình đã hô các khẩu hiệu như “Phải tuyên chiến với Nhật Bản,” “Đả đảo đế quốc Nhật,” “Trả lại Điếu Ngư Đài,” “Trả lại Quần đảo Lưu Cầu,” và “Bọn Nhật lùn cút khỏi Trung Quốc,” vân vân…
Theo tường thuật ngày 20 tháng 9 của tờ Vancouver Sun ở Canada, hầu hết những vụ biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc được dàn dựng bởi giới hữu trách địa phương. Bài báo nói rằng “những người biểu tình” được các giới chức chính quyền thông báo về những khẩu hiệu mà họ được phép hô trong khi biểu tình và được cung cấp cờ xí và biểu ngữ nếu không mang theo. Giới hữu trách cũng chỉ thị cho người dân dùng trứng hoặc cà chua để ném, chứ không được dùng gạch đá, trong lúc biểu tình.
Các nhà quan sát tại Đài Loan, là nước cũng tuyên bố đòi chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư Đài, cho rằng những vụ biểu tình chống Nhật rầm rộ ở Trung Quốc có sự sắp xếp của chính quyền. Ông Từ Tư Giản, một chuyên gia về Hoa Lục của Viện Nghiên cứu Trung ương, phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo ở Đài Bắc hôm thứ Tư"
"Trung Quốc là một nước lớn như vậy mà trong một ngày lại có tới 85 thành phố đồng loạt xảy ra những vụ xuống đường biểu tình rầm rộ như vậy. Nếu không có người đứng ra tổ chức thì không thể nào làm được như vậy. Chẳng lẽ Trung Quốc đã có được một xã hội công dân phát đạt tới mức đó hay sao! Có lẽ nào đảng Cộng sản Trung Quốc lại để cho xã hội công dân được phát triển tới mức như vậy!"
Nhiều học giả Đài Loan tại cuộc hội thảo cho rằng làn sóng biểu tình chống Nhật có thể ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị của Trung Quốc. Họ nói rằng hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội khiến cho dân chúng Trung Quốc ngày càng cảm thấy bất mãn đối với chính quyền và những cuộc biểu tình chống Nhật có thể biến thành những cuộc biểu tình chống chính phủ một cách dễ dàng. Ông Ngô Chiêu Nhiếp, Trưởng ban Chính sách của đảng Dân Tiến, phát biểu như sau:
"Chẳng hạn như chuyện Tập Cận Bình. Ông ấy mất dạng hai tuần lễ. Cho tới giờ vẫn chưa có ai biết lý do khiến ông ấy biệt tăm là gì. Thắc mắc về vấn đề này bây giờ còn nhiều hơn hai ngày trước đây, khi ông ấy xuất hiện trở lại. Tôi cũng nhận thấy trong những vụ xuống đường biểu tình trong vài ngày qua có người đã giơ biểu ngữ trên đó nói rằng “Chính phủ Trung Quốc muốn Điếu Ngư Đài, nhân dân Trung Quốc muốn Bạc Hy Lai.” Rõ ràng là vụ Bạc Hy Lai chưa kết thúc."
Giáo sư Vương Tín Hiền của Viện Nghiên cứu Đông Á của Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nhận xét như sau:
"Hiện giờ những vụ xuống đường biểu tình ở Trung Quốc xảy ra rất nhiều. Nhưng tôi nghĩ rằng những vụ này chưa đến độ ảnh hưởng tới sự ổn định của cục diện chính trị. Mặc dù vậy, vẫn có một điều phiền toái cho Trung Quốc là phong trào quần chúng có thể bị các phe phái trong tập đoàn thống trị lợi dụng để đấu đá nhau."
Trong lúc vụ đối đầu với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku chưa có dấu hiệu lắng dịu, một số học giả Trung Quốc đã tiếp tục lên tiếng cổ xúy cho việc mà họ gọi là “lấy lại” quần đảo Okinawa từ tay Nhật Bản.
Hôm thứ Sáu, tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc cho đăng một bài viết của tác giả Lưu Đào, có nhan đề “Chúng ta với Nhật Bản còn có vấn đề Lưu Cầu.” Bài viết nói rằng Trung Quốc nên ra sức hỗ trợ cho nỗ lực đòi độc lập của vương quốc Lưu Cầu, vốn là một chư hầu của Trung Quốc bị Nhật Bản dùng vũ lực sáp nhập. Bài viết kết luận “Chiến lược Lưu Cầu của Trung Quốc nên dựa vào ngọn cờ hồi quy văn hóa để dần dần tiến tới chỗ dựa vào luật pháp quốc tế để thúc đẩy Lưu Cầu tiến lên trên con đường phục quốc, dần dần thiết lập chính phủ thân Trung Quốc, thực hiện mục tiêu “tái Trung Quốc hóa” Lưu Cầu. Một khi mục tiêu Lưu Cầu “thoát Nhật nhập Trung” đạt được, Nhật Bản sẽ bị một nước Trung Quốc cường thịnh làm suy yếu đi một cách triệt để, để thật sự trở thành một nước nhỏ bé và yêu chuộng hòa bình ở Á châu.”
Hồi đầu tháng 7, tờ Hoàn cầu Thời báo cũng đã đưa ra một lời hô hào tương tự. Họ đề nghị chính phủ Trung Quốc xem xét tới việc thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với đảo Okinawa. Bài báo nói rằng Trung Quốc không nên sợ gì mà không cùng với Nhật Bản tham gia một cuộc đấu tranh để gây phương hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ của đối phương.