Một vài tuần trước đây, bộ ảnh về Chuppy, một chú chó giống Golden Retriever vừa qua đời, đã gây sốt một bộ phận cộng đồng facebook Việt Nam. Tác giả của bộ ảnh này là Jessica Trịnh, một cô gái 18 tuổi gốc Việt, hiện là sinh viên năm thứ nhất ngành truyền thông tại trường Orange Coast Community College. Vào năm 13 tuổi, mặc dù chưa hề biết một chút kiến thức nào về máy ảnh trước đó, Jessica Trịnh đã tự mày mò học cách dùng máy ảnh, tự học về nhiếp ảnh, và rồi cuối cùng đã nuôi dưỡng cho mình một niềm đam mê lớn với bộ môn nhiếp ảnh thú cưng từ lúc đó. Theo Jessica, thách thức lớn nhất trong dòng nhiếp ảnh thú cưng này là làm mọi người tin rằng đây là một dòng nhiếp ảnh thực sự, chứ không đơn thuần chỉ là một thú vui.
VOA: Xin chào Jessica, bạn học nhiếp ảnh từ khi nào và như thế nào?
Jessica Trịnh: Mình bắt đầu học nhiếp ảnh khi mình 13 tuổi, nhưng đó thực ra là khi mình mới bắt đầu đến với nhiếp ảnh và chưa biết gì cả. Khi mình có được chiếc máy ảnh đầu tiên, mình đã quăng luôn cuốn hướng dẫn dùng máy ảnh mà tự mò mẫm bấm nút, và tự tìm hiểu cách dùng máy.
VOA: Nhưng đó mới chỉ đơn thuần là học cách dùng máy ảnh, vậy còn những yếu tố nhiếp ảnh khác thì sao, ví dụ như ánh sáng, góc máy v..v?
Jessica Trịnh: Với mình thì mình thấy nó khá là hiển nhiên ví dụ như là mình cần ánh sáng tốt để có tấm ảnh đẹp hay những góc máy khác nhau để tạo ra những hiệu ứng theo mình muốn. Mình nghĩ là nó đã thấm sâu trong trí óc của mình rồi.
VOA: Có thành viên nào trong gia đình bạn cũng làm nhiếp ảnh như bạn không?
Jessica Trịnh: Ồ không, không có.
VOA: Nhiều người theo những dòng nhiếp ảnh như ảnh cưới, ảnh trẻ con, ảnh hoa lá thiên nhiên, vậy ảnh thú cưng có gì đặc biệt mà khiến bạn quyết định theo đuổi nó như vậy?
Jessica Trịnh: Bởi vì chú chó Chuppy đã qua đời của mình. Ngay từ đầu, mình đã là người rất yêu chó và với thực tế là khi mình chụp ảnh những chú chó, những tấm ảnh đó có thể tồn tại một thời gian dài, đã khiến mình muốn theo đuổi nhiếp ảnh thú cưng. Lúc đó, mình là người không thích giao lưu. Mình là người hướng nội, cho nên tiếp xúc với động vật lúc đó lại khiến mình cảm thấy thoải mái hơn là việc tiếp xúc với mọi người.
VOA: Những chú chó trong các bức ảnh của bạn được hóa trang với rất nhiều đạo cụ dễ thương, nhưng đối với những người nuôi chó thì đều biết là chuyện mặc quần áo hay trùm lên người chúng bất cứ thứ gì thì đều không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Làm thế nào mà bạn lại làm được điều đó?
Jessica Trịnh: Khi Chuppy còn nhỏ thì việc đó cũng khá là khó nhưng khi lớn lên thì Chuppy cũng dần kiên nhẫn hơn với mình. Đối với những ảnh có hiệu ứng rơi hay đại loại như thế, thường thì mình sẽ thực hiện nó một mình. Một tay mình cầm máy, tay kia mình thả đồ trang trí xuống, cùng lúc ngón tay út của mình quặp một trái bóng nhỏ…nói chung là mình có thể làm nhiều thứ cùng lúc. Sẽ khá là thú vị nếu bạn có thể nhìn mình trong lúc chụp ảnh. Lý do mình thường chỉ chụp một mình là vì đôi khi, những người khác xuất hiện bên cạnh có thể làm xao nhãng những chú chó. Do đó mà sẽ tốt hơn nếu chỉ có mình mình tương tác với những chú chó trong khi chụp ảnh.
VOA: Việc thực hiện những điều này chỉ khó khăn ban đầu cho bạn hay ngay cả bây giờ vẫn khó khăn?
Jessica Trịnh: Mình nghĩ là mọi thứ dễ dàng hơn bây giờ, nhưng điều khó là nghĩ ra các ý tưởng. Mình có một quyển sổ viết đầy những ý tưởng nhưng mình lại không biết phải biến ý tưởng đó thành hiện thực như thế nào. Vì thế mà mình nghĩ lại việc bố trí thực hiện ý tưởng khó hơn là việc chụp ảnh.
VOA: Bạn thường phải lên kế hoạch trong bao lâu trước khi thực hiện một bộ ảnh?
Jessica Trịnh: Mình thường phải lên kế hoạch một vài ngày trước khi chụp để có thời gian mua đạo cụ, bố trí sắp xếp khung cảnh và hình dung mọi thứ trong đầu.
VOA: Bộ ảnh khó nhất mà bạn từng thực hiện là gì?
Jessica Trịnh: Bộ ảnh khó nhất mình từng thực hiện phải kể đến lần mình chụp ảnh những chú Chihuahua tại một trung tâm chăm sóc vật nuôi bị bỏ rơi. Thường những giống chó nhỏ thì khó chụp hơn cho mình bởi vì chúng cứ chạy nhảy xung quanh rất nhiều. Trong danh sách 10 bộ ảnh khó nhất thì lần đó có lẽ đứng đầu danh sách này.
VOA: Bạn đã làm thế nào để chúng đứng yên?
Jessica Trịnh: Mình đã phải dùng đến rất rất nhiều đồ ăn để thưởng cho chúng. Một tay mình cầm đồ ăn và một tay mình cầm những quả bóng đồ chơi.
VOA: Theo bạn thì thách thức lớn nhất về nhiếp ảnh thú cưng là gì?
Jessica Trịnh: Mình nghĩ thách thức lớn nhất là làm người ta tin rằng nó là một dòng nhiếp ảnh chứ không chỉ đơn giản là một thú vui. Nhiếp ảnh thú cưng thực ra có thể là một hình thức nghệ thuật nếu bạn cố gắng biến chúng thành một thứ gì đó to lớn hơn.
VOA: Điều gì khiến bạn yêu thích nhất khi chụp ảnh những con thú cưng của mình?
Jessica Trịnh: Mình yêu việc có thể nắm bắt được nhiều biểu hiện cảm xúc khác nhau từ chúng. Mình cũng yêu việc người xem có thể tìm được mối liên hệ với những bức ảnh của mình. Khi chú chó Chuppy của mình qua đời, mình đã cảm thấy rất bất ngờ khi người xem thực sự dành thời gian liên hệ với từng bức ảnh của mình và họ thực sự cảm thấy buồn khi biết Chuppy đã qua đời. Qua đó mà mình cảm thấy rằng mọi người đều tin là Chuppy là một phần trong gia đình họ vậy.
VOA: Được biết bạn đang làm một dự án có tên ‘Let it Rain Love,’ dự án đó là như thế nào vậy?
Jessica Trịnh: Dự án ‘Let it Rain Love’ được truyền cảm hứng từ chú chó Daisy được cứu của mình. Dự án này tạo ra một khái niệm rằng đằng sau mỗi chiếc lồng kia, mỗi chú chó là một trái tim. Vì thế mà mình đang thực hiện một bộ phim có tên là Cage Hearts, một phần của dự án ‘Let it Rain Love.’ Mục tiêu của dự án này là khiến mọi người nhận ra rằng những con vật ở trong trung tâm chăm sóc thú bị bỏ rơi không phải là những con vật bỏ đi mà chúng là một tác phẩm nghệ thuật. Chúng chỉ bị tạm thời bị vướng đằng sau những chiếc lồng. Chúng cần một ai đó dành cho chúng thật nhiều tình thương yêu.
VOA: Hiện tại bạn có bao nhiêu chú chó vậy?
Jessica Trịnh: Mình hiện tại có nuôi ba con. Một là Daisy, giống chó lai do mình nhận nuôi về. Hai là Aiko, giống cho Shiba Inu. Cuối cùng là Kodi, chú chó con mới nhất mà gia đình mình nhận về.
VOA: Bạn dự định gắn bó với nhiếp ảnh thú cưng đến khi nào?
Jessica Trịnh: Mình dự định sẽ gắn bó với nó cho tới khi nào không thể cầm máy được nữa.
VOA: Bạn có dự định thử một dòng nhiếp ảnh khác không?
Jessica Trịnh: Mình đã từng chụp ảnh trẻ con và thực ra nó còn dễ hơn là chụp ảnh những chú chó. Đặc biệt khi chúng khóc cũng rất dễ thương và mọi người thì thích thế. Mình có thể sẽ chụp ảnh người vào một lúc nào đó nữa hoặc chụp thời trang, nhưng mình nghĩ là nhiếp ảnh thú cưng dường như là thứ vui nhất trong số tất cả.
VOA: Bạn có học lớp nhiếp ảnh nào không?
Jessica Trịnh: Mình đã từng học một lớp nhiếp ảnh hồi trung học ba năm trước đây nhưng mình không thích nó chút nào.
VOA: Tại sao lại không?
Jessica Trịnh: Bởi vì mình cảm thấy rất gò bó khi phải làm một số bài tập bắt buộc mà không thể sáng tạo được gì cả.
VOA: Dành cho những ai chỉ đơn thuần thích chụp ảnh thú cưng mà khống nhất thiết nhiếp ảnh thú cưng, bạn có bí quyết gì cho họ?
Jessica Trịnh: Khi mọi người hỏi mình câu đó, điều đầu tiên mà mình nói cho họ là hãy tìm ra cá tính riêng của mình bởi lẽ đó là điều làm bản thân họ khác biệt với những nhiếp ảnh gia khác. Chỉ cần họ tiếp tục chụp ảnh theo cá tính của bản thân, họ sẽ có thể phát triển phong cách chụp ảnh riêng của họ. Mình nghĩ phong cách là điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Phong cách có thể được thể hiện qua cách mà bạn chỉnh sửa hay tiếp cận một bức ảnh. Khi mà bạn có phong cách riêng của mình, người ta có thể phân biệt được những tác phẩm của bạn với tác phẩm của những người khác. Do đó, hãy chọn cho mình một phong cách.
VOA: Một lần nữa xin cám ơn Jessica đã trò chuyện với VOA hôm nay. Xin chúc bạn sẽ ngày càng thành công hơn nữa trong cuộc sống.
VOA: Xin chào Jessica, bạn học nhiếp ảnh từ khi nào và như thế nào?
Jessica Trịnh: Mình bắt đầu học nhiếp ảnh khi mình 13 tuổi, nhưng đó thực ra là khi mình mới bắt đầu đến với nhiếp ảnh và chưa biết gì cả. Khi mình có được chiếc máy ảnh đầu tiên, mình đã quăng luôn cuốn hướng dẫn dùng máy ảnh mà tự mò mẫm bấm nút, và tự tìm hiểu cách dùng máy.
VOA: Nhưng đó mới chỉ đơn thuần là học cách dùng máy ảnh, vậy còn những yếu tố nhiếp ảnh khác thì sao, ví dụ như ánh sáng, góc máy v..v?
Jessica Trịnh: Với mình thì mình thấy nó khá là hiển nhiên ví dụ như là mình cần ánh sáng tốt để có tấm ảnh đẹp hay những góc máy khác nhau để tạo ra những hiệu ứng theo mình muốn. Mình nghĩ là nó đã thấm sâu trong trí óc của mình rồi.
VOA: Có thành viên nào trong gia đình bạn cũng làm nhiếp ảnh như bạn không?
Jessica Trịnh: Ồ không, không có.
VOA: Nhiều người theo những dòng nhiếp ảnh như ảnh cưới, ảnh trẻ con, ảnh hoa lá thiên nhiên, vậy ảnh thú cưng có gì đặc biệt mà khiến bạn quyết định theo đuổi nó như vậy?
Jessica Trịnh: Bởi vì chú chó Chuppy đã qua đời của mình. Ngay từ đầu, mình đã là người rất yêu chó và với thực tế là khi mình chụp ảnh những chú chó, những tấm ảnh đó có thể tồn tại một thời gian dài, đã khiến mình muốn theo đuổi nhiếp ảnh thú cưng. Lúc đó, mình là người không thích giao lưu. Mình là người hướng nội, cho nên tiếp xúc với động vật lúc đó lại khiến mình cảm thấy thoải mái hơn là việc tiếp xúc với mọi người.
VOA: Những chú chó trong các bức ảnh của bạn được hóa trang với rất nhiều đạo cụ dễ thương, nhưng đối với những người nuôi chó thì đều biết là chuyện mặc quần áo hay trùm lên người chúng bất cứ thứ gì thì đều không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Làm thế nào mà bạn lại làm được điều đó?
Jessica Trịnh: Khi Chuppy còn nhỏ thì việc đó cũng khá là khó nhưng khi lớn lên thì Chuppy cũng dần kiên nhẫn hơn với mình. Đối với những ảnh có hiệu ứng rơi hay đại loại như thế, thường thì mình sẽ thực hiện nó một mình. Một tay mình cầm máy, tay kia mình thả đồ trang trí xuống, cùng lúc ngón tay út của mình quặp một trái bóng nhỏ…nói chung là mình có thể làm nhiều thứ cùng lúc. Sẽ khá là thú vị nếu bạn có thể nhìn mình trong lúc chụp ảnh. Lý do mình thường chỉ chụp một mình là vì đôi khi, những người khác xuất hiện bên cạnh có thể làm xao nhãng những chú chó. Do đó mà sẽ tốt hơn nếu chỉ có mình mình tương tác với những chú chó trong khi chụp ảnh.
VOA: Việc thực hiện những điều này chỉ khó khăn ban đầu cho bạn hay ngay cả bây giờ vẫn khó khăn?
Jessica Trịnh: Mình nghĩ là mọi thứ dễ dàng hơn bây giờ, nhưng điều khó là nghĩ ra các ý tưởng. Mình có một quyển sổ viết đầy những ý tưởng nhưng mình lại không biết phải biến ý tưởng đó thành hiện thực như thế nào. Vì thế mà mình nghĩ lại việc bố trí thực hiện ý tưởng khó hơn là việc chụp ảnh.
VOA: Bạn thường phải lên kế hoạch trong bao lâu trước khi thực hiện một bộ ảnh?
Jessica Trịnh: Mình thường phải lên kế hoạch một vài ngày trước khi chụp để có thời gian mua đạo cụ, bố trí sắp xếp khung cảnh và hình dung mọi thứ trong đầu.
VOA: Bộ ảnh khó nhất mà bạn từng thực hiện là gì?
Jessica Trịnh: Bộ ảnh khó nhất mình từng thực hiện phải kể đến lần mình chụp ảnh những chú Chihuahua tại một trung tâm chăm sóc vật nuôi bị bỏ rơi. Thường những giống chó nhỏ thì khó chụp hơn cho mình bởi vì chúng cứ chạy nhảy xung quanh rất nhiều. Trong danh sách 10 bộ ảnh khó nhất thì lần đó có lẽ đứng đầu danh sách này.
VOA: Bạn đã làm thế nào để chúng đứng yên?
Jessica Trịnh: Mình đã phải dùng đến rất rất nhiều đồ ăn để thưởng cho chúng. Một tay mình cầm đồ ăn và một tay mình cầm những quả bóng đồ chơi.
VOA: Theo bạn thì thách thức lớn nhất về nhiếp ảnh thú cưng là gì?
Jessica Trịnh: Mình nghĩ thách thức lớn nhất là làm người ta tin rằng nó là một dòng nhiếp ảnh chứ không chỉ đơn giản là một thú vui. Nhiếp ảnh thú cưng thực ra có thể là một hình thức nghệ thuật nếu bạn cố gắng biến chúng thành một thứ gì đó to lớn hơn.
VOA: Điều gì khiến bạn yêu thích nhất khi chụp ảnh những con thú cưng của mình?
Jessica Trịnh: Mình yêu việc có thể nắm bắt được nhiều biểu hiện cảm xúc khác nhau từ chúng. Mình cũng yêu việc người xem có thể tìm được mối liên hệ với những bức ảnh của mình. Khi chú chó Chuppy của mình qua đời, mình đã cảm thấy rất bất ngờ khi người xem thực sự dành thời gian liên hệ với từng bức ảnh của mình và họ thực sự cảm thấy buồn khi biết Chuppy đã qua đời. Qua đó mà mình cảm thấy rằng mọi người đều tin là Chuppy là một phần trong gia đình họ vậy.
VOA: Được biết bạn đang làm một dự án có tên ‘Let it Rain Love,’ dự án đó là như thế nào vậy?
Jessica Trịnh: Dự án ‘Let it Rain Love’ được truyền cảm hứng từ chú chó Daisy được cứu của mình. Dự án này tạo ra một khái niệm rằng đằng sau mỗi chiếc lồng kia, mỗi chú chó là một trái tim. Vì thế mà mình đang thực hiện một bộ phim có tên là Cage Hearts, một phần của dự án ‘Let it Rain Love.’ Mục tiêu của dự án này là khiến mọi người nhận ra rằng những con vật ở trong trung tâm chăm sóc thú bị bỏ rơi không phải là những con vật bỏ đi mà chúng là một tác phẩm nghệ thuật. Chúng chỉ bị tạm thời bị vướng đằng sau những chiếc lồng. Chúng cần một ai đó dành cho chúng thật nhiều tình thương yêu.
VOA: Hiện tại bạn có bao nhiêu chú chó vậy?
Jessica Trịnh: Mình hiện tại có nuôi ba con. Một là Daisy, giống chó lai do mình nhận nuôi về. Hai là Aiko, giống cho Shiba Inu. Cuối cùng là Kodi, chú chó con mới nhất mà gia đình mình nhận về.
VOA: Bạn dự định gắn bó với nhiếp ảnh thú cưng đến khi nào?
Jessica Trịnh: Mình dự định sẽ gắn bó với nó cho tới khi nào không thể cầm máy được nữa.
VOA: Bạn có dự định thử một dòng nhiếp ảnh khác không?
Jessica Trịnh: Mình đã từng chụp ảnh trẻ con và thực ra nó còn dễ hơn là chụp ảnh những chú chó. Đặc biệt khi chúng khóc cũng rất dễ thương và mọi người thì thích thế. Mình có thể sẽ chụp ảnh người vào một lúc nào đó nữa hoặc chụp thời trang, nhưng mình nghĩ là nhiếp ảnh thú cưng dường như là thứ vui nhất trong số tất cả.
VOA: Bạn có học lớp nhiếp ảnh nào không?
Jessica Trịnh: Mình đã từng học một lớp nhiếp ảnh hồi trung học ba năm trước đây nhưng mình không thích nó chút nào.
VOA: Tại sao lại không?
Jessica Trịnh: Bởi vì mình cảm thấy rất gò bó khi phải làm một số bài tập bắt buộc mà không thể sáng tạo được gì cả.
VOA: Dành cho những ai chỉ đơn thuần thích chụp ảnh thú cưng mà khống nhất thiết nhiếp ảnh thú cưng, bạn có bí quyết gì cho họ?
Jessica Trịnh: Khi mọi người hỏi mình câu đó, điều đầu tiên mà mình nói cho họ là hãy tìm ra cá tính riêng của mình bởi lẽ đó là điều làm bản thân họ khác biệt với những nhiếp ảnh gia khác. Chỉ cần họ tiếp tục chụp ảnh theo cá tính của bản thân, họ sẽ có thể phát triển phong cách chụp ảnh riêng của họ. Mình nghĩ phong cách là điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Phong cách có thể được thể hiện qua cách mà bạn chỉnh sửa hay tiếp cận một bức ảnh. Khi mà bạn có phong cách riêng của mình, người ta có thể phân biệt được những tác phẩm của bạn với tác phẩm của những người khác. Do đó, hãy chọn cho mình một phong cách.
VOA: Một lần nữa xin cám ơn Jessica đã trò chuyện với VOA hôm nay. Xin chúc bạn sẽ ngày càng thành công hơn nữa trong cuộc sống.