Đường dẫn truy cập

Trung Quốc báo động về nạn đánh cắp di tích dưới đáy Biển Đông


Thành phố Tam Sa được thiết lập trên một hòn đảo mà Việt Nam và Ðài Loan cùng tuyên bố chủ quyền.
Thành phố Tam Sa được thiết lập trên một hòn đảo mà Việt Nam và Ðài Loan cùng tuyên bố chủ quyền.
Các vụ đánh cắp ngày càng nhiều các di tích dưới đáy Biển Đông, xung quanh dãy đảo Hoàng Sa đã buộc nhà chức trách Trung Quốc tăng cường các biện pháp bảo tồn.

Thúc đẩy bởi lợi nhuận to lớn, các tay săn kho tàng đã đổ về vùng biển của thành phố Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập để đi tìm di tích của những chiếc tàu bị chìm thời xưa, trong đó có những tài sản quý báu.

Thành phố Tam Sa của Trung Quốc hiện nay có khoảng 1.000 người, quản lý khoảng hai triệu mét vuông gồm có đảo, bờ biển, và lãnh hải ở Biển Đông.

Các cuộc thăm dò về khảo cổ cho thấy đã có nhiều di vật trên các chiếc tàu chìm đã bị đánh cắp trái phép hoặc làm hư hại.

Các tài liệu lịch sử cho thấy nhiều chiếc tàu cổ xưa của Trung Quốc đã bị chìm trên đường tới các nước châu Á, đặc biệt là đã chìm tại vùng nước cạn gần thành phố đảo Tam Sa.

Trung Quốc đã thực hiện nhiều cuộc điều tra về khảo cổ kể từ khi làm chủ dãy đảo Tây Sa vào năm 1974, mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Tài liệu chính thức cho thấy chính quyền thành phố Tam Sa đã ghi nhận 128 địa điểm có di tích dưới đáy biển.

Tài liệu cũng cho thấy có hơn 100 địa điểm xung quanh Hoàng Sa và trong số này có hơn phân nửa đã bị hư hại.

Nguồn: Xinhua, business-standard.com

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG