Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế 'hiểu biết và ủng hộ nhiều hơn' cho điều mà Bắc Kinh gọi là 'cuộc chiến chống khủng bố'.
Lời kêu gọi này được Bắc Kinh đưa ra sau khi những kẻ tấn công dùng đao kiếm giết chết 29 người và làm bị thương 130 người tại một ga xe lửa ở thành phố Côn Minh thuộc miền tây nam hôm thứ Bảy.
X`Quốc hội Trung Quốc họp vào ngày mai, thứ Tư, trong lúc an ninh được canh phòng nghiêm ngặt tại Bắc Kinh.
Bà Phó Oánh, một phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc, mưu tìm sự thông cảm của cộng đồng quốc tế.
"Khủng bố không có ranh giới quốc gia. Chúng tôi hy vọng và mong rằng nỗ lực dẹp tan khủng bố của Trung Quốc sẽ được quốc tế hiểu biết và ủng hộ trong tương lai."
Bắc Kinh nói rằng thủ phạm của vụ tấn công là các phần tử chủ chiến ở Tân Cương thuộc vùng tây bắc, nơi đa số cư dân là người sắc tộc thiểu số Uighur theo đạo Hồi. Nhóm người này lâu nay vẫn không ngớt nói rằng họ bị chính phủ áp bức.
Những vụ bạo động có liên quan đến người Uighur không phải là chuyện hiếm có ở Tân Cương. Chính phủ trong những năm qua thường nhanh chóng quy cho những vụ bạo động như vậy - bất kể đó là bạo động trên đường phố, hay bắn nhau trong khi cảnh sát bố ráp - đều là tấn công khủng bố.
Xu hướng đó, cùng với cách làm việc không rõ ràng của chính phủ, khiến cho nhiều người nghi ngờ về những tên gọi như vậy. Ông Gardner Bovingdon, một nhà phân tích về các sắc dân thiểu số Trung Quốc đang giảng dạy tại Ðại học Indiana, nói với đài VOA rằng ông lo ngại về “sự đánh giá vội vã” về vụ tấn công ở Côn Minh.
"Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đừng vội kết luận cho đến khi có thông tin đầy đủ hơn. Chỉ có một số nhỏ các vụ tấn công bạo động mà theo tôi có thể chính thức gọi là ‘khủng bố’ bị quy cho những tổ chức của người Uighur."
Ông Bovingdon nói với đài VOA rằng chỉ có một vụ tấn công khác hồi gần đây có thể được xếp vào loại này là vụ tấn công hồi tháng 10 ở Quảng trường Thiên An Môn. Trong vụ đó, có hai người đi đường thiệt mạng khi chiếc xe lao vào một nhóm người và bốc cháy.
Giới hữu trách Trung Quốc quy cả vụ tông xe ở Quảng trường Thiên An Môn và vụ tấn công bằng đao kiếm ở Côn Minh cho Phong trào Hồi giáo Turkestan, gọi tắt là ETIM, một nhóm hoạt động lén lút được cho là đang chiến đấu giành độc lập cho Tân Cương.
Hoa Kỳ chính thức xem ETIM là một tổ chức khủng bố. Nhưng Washington vẫn ngần ngại không muốn thừa nhận sự dính líu của ETIM trong các vụ tấn công ở Trung Quốc và ngay cả trong việc gọi những vụ tấn công đó là “khủng bố.”
Sau mấy ngày bị truyền thông báo chí Trung Quốc phản đối về tiêu chuẩn nước đôi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai công nhận là vụ tấn công ở Côn Minh “giống như là một hành động khủng bố,” vì nó nhắm bừa bãi vào bất cứ người nào nơi công cộng.
Sau vụ tấn công, giới hữu trách Trung Quốc thề quyết sẽ hành động cứng rắn nhằm tận diệt các tổ chức khủng bố để bảo đảm “an ninh quốc gia”. Tuyên bố này khiến nhiều người e rằng sẽ có thêm những hạn chế đối với người Uighur.
Ông James Leibold là một chuyên gia về các sắc dân thiểu số của Ðại học LaTrobe của Australia đang làm việc ở Bắc Kinh. Ông nói với đài VOA rằng một cuộc trấn áp mở rộng có thể làm cho người Uighur ở Tân Cương bất mãn nhiều hơn nữa.
"Họ là nhóm người bị gạt ra ngoài lề xã hội ngay tại Tân Cương và sự áp bức của nhà nước ngày càng mạnh lên đời sống của họ đôi khi sẽ làm cho họ có hành động giống như những hành động đã xảy ra ở Côn Minh."
Nhưng cho đến giờ thì vẫn chưa rõ tại sao lại có những kẻ cảm thấy cần phải tấn công tàn bạo nhắm vào những người vô can ở nhà ga như vậy, và tại sao họ lại cảm thấy cần phải làm như vậy ở Côn Minh, nơi cách xa Tân Cương đến 1.500 kilômét.
Lời kêu gọi này được Bắc Kinh đưa ra sau khi những kẻ tấn công dùng đao kiếm giết chết 29 người và làm bị thương 130 người tại một ga xe lửa ở thành phố Côn Minh thuộc miền tây nam hôm thứ Bảy.
X`Quốc hội Trung Quốc họp vào ngày mai, thứ Tư, trong lúc an ninh được canh phòng nghiêm ngặt tại Bắc Kinh.
Bà Phó Oánh, một phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc, mưu tìm sự thông cảm của cộng đồng quốc tế.
"Khủng bố không có ranh giới quốc gia. Chúng tôi hy vọng và mong rằng nỗ lực dẹp tan khủng bố của Trung Quốc sẽ được quốc tế hiểu biết và ủng hộ trong tương lai."
Bắc Kinh nói rằng thủ phạm của vụ tấn công là các phần tử chủ chiến ở Tân Cương thuộc vùng tây bắc, nơi đa số cư dân là người sắc tộc thiểu số Uighur theo đạo Hồi. Nhóm người này lâu nay vẫn không ngớt nói rằng họ bị chính phủ áp bức.
Những vụ bạo động có liên quan đến người Uighur không phải là chuyện hiếm có ở Tân Cương. Chính phủ trong những năm qua thường nhanh chóng quy cho những vụ bạo động như vậy - bất kể đó là bạo động trên đường phố, hay bắn nhau trong khi cảnh sát bố ráp - đều là tấn công khủng bố.
Xu hướng đó, cùng với cách làm việc không rõ ràng của chính phủ, khiến cho nhiều người nghi ngờ về những tên gọi như vậy. Ông Gardner Bovingdon, một nhà phân tích về các sắc dân thiểu số Trung Quốc đang giảng dạy tại Ðại học Indiana, nói với đài VOA rằng ông lo ngại về “sự đánh giá vội vã” về vụ tấn công ở Côn Minh.
"Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đừng vội kết luận cho đến khi có thông tin đầy đủ hơn. Chỉ có một số nhỏ các vụ tấn công bạo động mà theo tôi có thể chính thức gọi là ‘khủng bố’ bị quy cho những tổ chức của người Uighur."
Ông Bovingdon nói với đài VOA rằng chỉ có một vụ tấn công khác hồi gần đây có thể được xếp vào loại này là vụ tấn công hồi tháng 10 ở Quảng trường Thiên An Môn. Trong vụ đó, có hai người đi đường thiệt mạng khi chiếc xe lao vào một nhóm người và bốc cháy.
Giới hữu trách Trung Quốc quy cả vụ tông xe ở Quảng trường Thiên An Môn và vụ tấn công bằng đao kiếm ở Côn Minh cho Phong trào Hồi giáo Turkestan, gọi tắt là ETIM, một nhóm hoạt động lén lút được cho là đang chiến đấu giành độc lập cho Tân Cương.
Hoa Kỳ chính thức xem ETIM là một tổ chức khủng bố. Nhưng Washington vẫn ngần ngại không muốn thừa nhận sự dính líu của ETIM trong các vụ tấn công ở Trung Quốc và ngay cả trong việc gọi những vụ tấn công đó là “khủng bố.”
Sau mấy ngày bị truyền thông báo chí Trung Quốc phản đối về tiêu chuẩn nước đôi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai công nhận là vụ tấn công ở Côn Minh “giống như là một hành động khủng bố,” vì nó nhắm bừa bãi vào bất cứ người nào nơi công cộng.
Sau vụ tấn công, giới hữu trách Trung Quốc thề quyết sẽ hành động cứng rắn nhằm tận diệt các tổ chức khủng bố để bảo đảm “an ninh quốc gia”. Tuyên bố này khiến nhiều người e rằng sẽ có thêm những hạn chế đối với người Uighur.
Ông James Leibold là một chuyên gia về các sắc dân thiểu số của Ðại học LaTrobe của Australia đang làm việc ở Bắc Kinh. Ông nói với đài VOA rằng một cuộc trấn áp mở rộng có thể làm cho người Uighur ở Tân Cương bất mãn nhiều hơn nữa.
"Họ là nhóm người bị gạt ra ngoài lề xã hội ngay tại Tân Cương và sự áp bức của nhà nước ngày càng mạnh lên đời sống của họ đôi khi sẽ làm cho họ có hành động giống như những hành động đã xảy ra ở Côn Minh."
Nhưng cho đến giờ thì vẫn chưa rõ tại sao lại có những kẻ cảm thấy cần phải tấn công tàn bạo nhắm vào những người vô can ở nhà ga như vậy, và tại sao họ lại cảm thấy cần phải làm như vậy ở Côn Minh, nơi cách xa Tân Cương đến 1.500 kilômét.