Đường dẫn truy cập

Trung Quốc tăng cường nỗ lực ngoại giao, mời 4 ngoại trưởng Âu châu tới thăm


Tư liệu: Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc trước cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel tại trụ sở chính của Hội đồng EU (17/12/20190. Mới đây, ông Vương mời 4 ngoại trưởng Âu châu sang thăm Trung quốc từ 29-31/5/2021. John Thys/Pool via REUTERS
Tư liệu: Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc trước cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel tại trụ sở chính của Hội đồng EU (17/12/20190. Mới đây, ông Vương mời 4 ngoại trưởng Âu châu sang thăm Trung quốc từ 29-31/5/2021. John Thys/Pool via REUTERS

Ngoại trưởng Ireland, Ba Lan, Hungary và Serbia sẽ sang thăm Trung Quốc bắt đầu từ ngày thứ Bảy 29/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh quan hệ với châu Âu sau khi hiệp ước đầu tư bị đóng băng.

Nghị viện châu Âu trong tháng này đã tạm dừng phê chuẩn hiệp ước đầu tư với Trung Quốc cho đến khi nào Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các chính khách EU, đào sâu thêm tranh chấp trong quan hệ Trung-Âu, hạn chế các công ty EU tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Các biện pháp chế tài của Bắc Kinh là một phản ứng đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc là giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở tây bắc Trung Quốc.

4 bộ trưởng sẽ đi thăm Trung Quốc từ ngày 29-31/5 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm 28/5.

Trong chuyến thăm, ông Vương Nghị sẽ gặp riêng bốn vị ngoại trưởng để thảo luận về quan hệ song phương và quan hệ Trung-Âu, ông Vương cho biết.

Trung Quốc hy vọng chuyến thăm có thể giúp làm sâu sắc hơn hợp tác và "thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch bệnh", ông nói.

Hai thành viên EU là Ba Lan và Hungary, và Serbia, không thuộc khối EU, nằm trong nhóm các nước Trung và Đông Âu "17 + 1" do Trung Quốc lãnh đạo. Nhóm này gần đây đã mất đi một thành viên sau khi Lithuania rút lui.

Quốc hội Lithuania hồi tháng 5 mô tả cách Trung Quốc đối xử với thiểu số Duy Ngô Nhĩ là tội diệt chủng. Nước này cho biết sẽ mở văn phòng đại diện thương mại trong năm nay tại Đài Loan, mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ Trung Quốc, khiến các lãnh đạo ở Bắc Kinh tức giận.

Những bộ trưởng được mời sang thăm Trung Quốc đến từ các quốc gia nơi mà quốc hội không chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, không gọi đó là tội diệt chủng, một nhãn hiệu mà Bắc Kinh cực lực bác bỏ.

Ngoài ra, Serbia và Hungary là hai nước đã phê duyệt và sử dụng thuốc vắc xin chống COVID-19 của Trung Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG