Trung Quốc bắt giữ thêm những người chỉ trích chính phủ và cảnh báo các nhà báo không được tường trình về những “đề tài nhạy cảm” trước lễ kỷ niệm 25 năm vụ đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.
Hàng chục nhà tranh đấu bị bắt hay bị quản chế tại gia trước lễ kỷ niệm ngày 3 và 4 tháng 6 cuộc đàn áp đầy bạo động nhắm những người biểu tình đòi dân chủ tại Bắc Kinh.
Người gần đây nhất bị bắt là nghệ sĩ Australia sinh tại Trung Quốc Quách Kiện, bị cảnh sát bắt đem đi vào tối ngày Chủ Nhật, ngay sau khi tờ Financial Times đăng bài phỏng vấn ông.
Trung Quốc không cho phép công khai thảo luận về biến cố Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, trong đó hàng trăm và có thể hàng ngàn người biểu tình bị binh sĩ Trung Quốc giết chết.
Ngày hôm nay an ninh được xiết chặt hơn thường lệ tại Bắc Kinh, với việc cảnh sát tuần hành rộng rãi và các điểm kiểm soát an ninh được đặt trên toàn thành phố.
Đã trở thành một thông lệ hàng năm của Bắc Kinh bắt giữ các nhà hoạt động trước ngày kỷ niệm nhạy cảm này, nhưng tổ chức Ân xá Quốc tế nói làn sóng bắt giữ hiện tại mạnh bạo hơn những năm gần đây.
Trong một tuyên bố, Ân xá Quốc tế nói những người bị bắt trong việc tổ chức này gọi là “chiến dịch đàn áp không khoan nhượng” của Bắc Kinh phải được trả tự do ngay lập tức.
Cũng có những than phiền về điều các nhà báo nước ngoài gọi là một chiến dịch quấy nhiễu và đe dọa để ngăn chận truyền thông nước ngoài tường thật về ngày kỷ niệm này.
Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc cho biết một số nhà báo được cảnh sát cảnh báo là thẻ nhà báo và visa của họ có thể bị hủy bỏ nếu họ không ngưng tường thuật.
Một đài phát thanh Pháp cho biết các nhà báo của họ bị buộc phải thú nhận trước máy quay phim là đã làm những việc “rất nhạy cảm” có thể “gây xáo trộn.”
Hàng chục nhà tranh đấu bị bắt hay bị quản chế tại gia trước lễ kỷ niệm ngày 3 và 4 tháng 6 cuộc đàn áp đầy bạo động nhắm những người biểu tình đòi dân chủ tại Bắc Kinh.
Người gần đây nhất bị bắt là nghệ sĩ Australia sinh tại Trung Quốc Quách Kiện, bị cảnh sát bắt đem đi vào tối ngày Chủ Nhật, ngay sau khi tờ Financial Times đăng bài phỏng vấn ông.
Trung Quốc không cho phép công khai thảo luận về biến cố Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, trong đó hàng trăm và có thể hàng ngàn người biểu tình bị binh sĩ Trung Quốc giết chết.
Ngày hôm nay an ninh được xiết chặt hơn thường lệ tại Bắc Kinh, với việc cảnh sát tuần hành rộng rãi và các điểm kiểm soát an ninh được đặt trên toàn thành phố.
Đã trở thành một thông lệ hàng năm của Bắc Kinh bắt giữ các nhà hoạt động trước ngày kỷ niệm nhạy cảm này, nhưng tổ chức Ân xá Quốc tế nói làn sóng bắt giữ hiện tại mạnh bạo hơn những năm gần đây.
Trong một tuyên bố, Ân xá Quốc tế nói những người bị bắt trong việc tổ chức này gọi là “chiến dịch đàn áp không khoan nhượng” của Bắc Kinh phải được trả tự do ngay lập tức.
Cũng có những than phiền về điều các nhà báo nước ngoài gọi là một chiến dịch quấy nhiễu và đe dọa để ngăn chận truyền thông nước ngoài tường thật về ngày kỷ niệm này.
Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc cho biết một số nhà báo được cảnh sát cảnh báo là thẻ nhà báo và visa của họ có thể bị hủy bỏ nếu họ không ngưng tường thuật.
Một đài phát thanh Pháp cho biết các nhà báo của họ bị buộc phải thú nhận trước máy quay phim là đã làm những việc “rất nhạy cảm” có thể “gây xáo trộn.”