Đường dẫn truy cập

Trung ương 6: Việc trước mắt chưa làm được mà bàn chuyện 20 – 30 năm tới là bịp bợm!


Thử hỏi, vài ba chục năm nữa, chẳng nhẽ dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục bị đày đọa bởi chủ nghĩa Mác – Lê… vô bổ và vô nghĩa hay sao?
Thử hỏi, vài ba chục năm nữa, chẳng nhẽ dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục bị đày đọa bởi chủ nghĩa Mác – Lê… vô bổ và vô nghĩa hay sao?

Thử hỏi, vài ba chục năm nữa, chẳng nhẽ dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục bị đày đọa bởi chủ nghĩa Mác – Lê… vô bổ và vô nghĩa hay sao? Chả nhẽ đến lúc bấy giờ, hơn 100 triệu con dân Đại Việt tay vẫn “bị xích” trong những cái còng số 8 và chân vẫn “bị cùm” biệt giam trong cả cái “nhà tù vĩ đại” nhất hành tinh này hay sao?

Nguyễn Bá Bình

Ngày 3/10/2022, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khoá XIII đã chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị TƯ 6 sẽ thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng… Sau hơn nửa giờ diễn thuyết, TBT kết luận: “Hầu hết các vấn đề cần bàn và quyết định đều rất quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết tâm mới, quyết sách mới…”.

Trước nay, tại những Diễn đàn như thế này, Lãnh đạo Việt Nam thường khẳng định, sẽ thực hiện các nhiệm vự tương lai ở tầm mức cao hơn, với những quyết tâm cao hơn… Rõ ràng, lần này TBT có cách diễn đạt hơi lạ! Tại sao không nói như ở các Hội nghị TƯ trước, là “thực hiện ở tầm mức cao hơn” (hoặc thấp hơn) mà dùng chữ “mới”? “Mới ở đây là gì? Không ai đưa ra được câu trả lời và chính bản thân ông TBT hình như cũng bế tắc. Thật là một diễn ngôn hết sức “mơ hồ”!

Nhưng phải nói mơ hồ và bịp bợm nhất có lẽ là các đề án liên quan đến “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”… . Cán các mốc các thời gian này, tức là sẽ diễn ra trong vòng ba, bốn Đại hội Đảng tiếp theo. Thử hỏi, hai ba chục năm nữa, chẳng nhẽ dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục bị đầy ải bởi chủ nghĩa Mác – Lê… vô bổ và vô nghĩa hay sao? Chả nhẽ đến lúc đó, hơn 100 triệu con dân Đại Việt tay vẫn “bị xích” trong những cái còng số 8 và chân vẫn “bị cùm” biệt giam trong cả cái “nhà tù vĩ đại” nhất hành tinh này hay sao?

Cái “nghiệp” trong quá khứ của bộ phận Bách Việt chạy xuống vùng đất hình chữ S này còn đeo đẳng con dân xứ Đông Lào đến bao giờ? Chiều 1/10/2022, hơn 500 đại biểu quy tụ tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp quốc gia 2022 với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp cùng đất nước phục hồi và phát triển sau đại dịch”. Dẫn lại câu chuyện khởi nghiệp của “cha đẻ Sony” Nhật Bản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa ra thông điệp: “Có bao giờ bạn nghĩ, mình sẽ là một phần của Việt Nam trong tương lai hay không?” Nghe ông Bộ trưởng hỏi mà rùng cả mình, lạnh cả xương sống! Hỏi như thế là Bộ trưởng rất biết rằng, thanh niên và trí thức Việt Nam ngày này đang cảm thấy lạc loài ngay trên chính quê hương xứ sở.

Tại hội nghị lần này, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhìn nhận nhiều mặt chưa được của đội ngũ đảng viên, nhất là việc chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ. Ông cho rằng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thiếu gương mẫu, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Những hạn chế đó, theo ông Trọng, là do công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp.

“Thật ra đấy là một cách để ông Trọng biện hộ cho những quan chức trong Đảng vừa rồi bị bắt, bị kỷ luật mà thôi. Chứ còn những quy định trong nội bộ Đảng thì xưa nay vẫn thế. Họ cầm quyền 77 năm rồi chứ có phải mới đâu”, ông Việt Hoàng, một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam, từng là một nhà báo độc lập, nói với truyền thông quốc tế về phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Hoàng phân tích tiếp: “Chế độ này hiện nay đang rất bế tắc, nhưng họ không thể sửa chữa được mà chỉ vá víu. Họ cố làm cho các đảng viên cấp dưới tin rằng, Đảng đang cố gắng sửa chữa, nhưng thật ra họ chẳng có khả năng thay đổi gì cả. Họ chỉ nói để động viên trong nội bộ của họ thôi”.

Mới đây, trong báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có nêu, sáu tháng đầu năm nay, Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 295 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 117 đảng viên so với cùng kỳ năm trước). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 27 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước). Trở lại báo cáo tại Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng vào cuối năm 2021, bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, trong nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2020, Đảng đã phải xử lý kỷ luật hơn 25.000 Đảng viên suy thoái hoặc có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Điều mà một bộ phận trong xã hội Việt Nam hiện nay mong mỏi là muốn thấy một chút ánh sáng cuối đường hầm về mặt đường lối để ĐCSVN có thể tìm cách thoát ra khỏi tình trạng bế tắc cả về đối nội lẫn đối ngoại. Ông Trọng phải thừa nhận công khai: “Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc; thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài trên diện rộng ở Trung Quốc, các nước EU đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và nhiều vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia và đối tác lớn...” Và ông đặt câu hỏi: “Phải chăng sắp tới chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi cho phát triển?”

Không nói đâu xa, chỉ riêng một vấn đề sinh tử trong đường lối đối ngoại trước mắt, không rõ TBT Trọng đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao chuẩn bị tâm thế nào trong cuộc bỏ phiếu lần thứ tư sắp tới đây tại Liên Hợp Quốc? Tính chính danh của ĐCSVN lẫn cả Hội nghị Trung ương lần này sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, nếu Việt Nam tiếp tục “xếp hàng” sau Trung Quốc và LB Nga, không dám lên án việc Putin trong cơn hoang tưởng bệnh hoạn đã sáp nhập các vùng đất cưỡng chiếm từ Ukraine vào lãnh thổ của Nga! Ngay cả những chuyện trước mắt, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia – dân tộc, mà Đảng của ông lại chọn giải pháp sai lầm thì rõ ràng, bàn đến những câu chuyện hai ba chục năm sau là cả một sự bịp bợm “vĩ đại”.

Diễn đàn

XS
SM
MD
LG