Đường dẫn truy cập

Cảnh sát đứng bên trong tòa nhà chính phủ bị người biểu tình đập cửa kính
Cảnh sát đứng bên trong tòa nhà chính phủ bị người biểu tình đập cửa kính

Hong Kong xuống đường nhân ngày 1/7

Người biểu tình Hong Kong đã bắt đầu cuộc tuần hành vào lúc 3h chiều ngày 1/7 nhân kỷ niệm 22 năm ngày vùng lãnh thổ này được trao trả về cho Trung Quốc.

Cảnh sát Hong Kong sử dụng hơi cay trong cuộc đụng độ với hàng trăm người biểu tình, mà một số đã tràn vào được cơ quan lập pháp của thành phố rồi phá các bức ảnh cũng như vẽ lên tường.
Cảnh sát Hong Kong sử dụng hơi cay trong cuộc đụng độ với hàng trăm người biểu tình, mà một số đã tràn vào được cơ quan lập pháp của thành phố rồi phá các bức ảnh cũng như vẽ lên tường.

Tấm cửa kính ở Hội đồng Lập pháp Hong Kong bị đâm nứt
Tấm cửa kính ở Hội đồng Lập pháp Hong Kong bị đâm nứt

Cảnh sát được triển khai để đối phó cuộc biểu tình ngày 1/7
Cảnh sát được triển khai để đối phó cuộc biểu tình ngày 1/7

Từ Hong Kong, nhà báo Đinh Quang Anh Thái của Nhật báo Người Việt ở California, người đang có mặt trong đoàn biểu tình ở Victoria Park, nói với VOA rằng ông ước lượng khu vực ông đang đứng ‘có vài chục ngàn người mặc áo đen’ và ‘hầu hết là những sinh viên trẻ’.

Ông giải thích màu đen là ‘biểu tượng của phong trào biểu tình Hong Kong’ đồng thời cũng ‘tưởng niệm người thiệt mạng cho đến giờ phút này’.

Ông Thái cho biết cuộc biểu tình được chính quyền Hong Kong cho phép diễn ra từ 2h chiều cho đến 10h tối, xuất phát từ Victoria Park đi theo lộ trình mà chính quyền cho phép đi về phía các tòa nhà đặt trụ sở của chính quyền Hong Kong.

“Suốt đoạn đường từ trạm xe điện Wan Chai đến trung tâm cuộc biểu tình (Victoria Park) có rất nhiều người biểu tình cầm theo những biểu ngữ bằng giấy yêu cầu cảnh sát phải xin lỗi, phải chấm dứt các hành vi bạo lực và yêu cầu chính quyền trả tự do những người biểu tình bị bắt trong trại giam,” ông mô tả.

Ngoài ra, người biểu tình còn đòi bà Carrie Lam phải từ chức và phải ‘chấm dứt vĩnh viễn không bao giờ được đưa ra thảo luận luật dẫn độ nữa’, ông nói thêm.

Ông Thái cũng mô tả vụ va chạm giữa những người biểu tình và những người ủng hộ chính quyền Hong Kong và ủng hộ luật dẫn độ mà ông chứng kiến hôm Chủ nhật 30/6.

Vào hôm đó, đã diễn ra một cuộc biểu tình ‘của 165.000 người’ (con số mà BBC dẫn truyền thông địa phương cho biết) ở công viên Tamar để bày tỏ sự ủng hộ đối với cảnh sát và đòi thông qua luật dẫn độ.

“Một nhóm người lớn tuổi không mặc quần áo màu đen. Họ la hét chửi bới và xô xát với đoàn biểu tình,” ông Thái thuật lại. “Có người đàn ông cầm cái dù lớn xông vào giữa đám sinh viên đó. Họ quất dù vào mặt cô nữ sinh viên. Bốn anh sinh viên khác nhào vô tìm cách bảo vệ cô sinh viên này thì bị đám đông la hét nhào vô đánh.”

Ông Thái gọi những người chống biểu tình này là những người ‘ủng hộ Bắc Kinh, ủng hộ chính quyền Hong Kong, ủng hộ bà Carrie Lam và ủng hộ cảnh sát’.

Ông cho biết những tấm biểu ngữ bằng giấy dán trên những cây cầu bộ hành có ghi khẩu hiệu chống bà Carrie Lam và chống luật dẫn độ từ sáng hôm 30/6 đã bị ‘gỡ đi hết’ và ông cho rằng ‘chính phe chống biểu tình đã làm’.

“Có dấu hiệu cho thấy phe ủng hộ chính quyền cũng được tổ chức một cách nào đó,” ông nói.

Trả lời câu hỏi đoàn biểu tình ngày 1/7 diễn ra trong ôn hòa hay bạo động, ông cho biết những người đứng đầu các nhóm tranh đấu đã ‘dùng loa phóng thanh kêu gọi người biểu tình phải hết sức bảo vệ sự an toàn của cuộc biểu tình và những người xung quanh’ và ‘tránh hết sức những việc có thể gây ra bạo động’.

Ông nói trước sự đối đầu của hai nhóm biểu tình, trong khi phe ủng hộ chính quyền ‘dùng những lời lẽ tục tĩu chửi bới’ thì ‘bên sinh viên rất kiềm chế’.

“Họ (sinh viên) nói rằng nếu bị tấn công họ cũng sẽ không đáp trả mà dùng điện thoại cầm tay để quay lại những người tấn công. Việc bảo vệ người dân là công việc của cảnh sát,” ông nói.

Về thái độ của cảnh sát, ông Thái mô tả là ‘hòa nhã’ và ‘không có bất kỳ hành động nào muốn có bạo động với người biểu tình cả’

Tải thêm

XS
SM
MD
LG