Đường dẫn truy cập

TT Obama cần duy trì sự ủng hộ của công luận trong chiến dịch chống ISIL


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện trong phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc về việc thành lập liên minh để triệt hạ 'mạng lưới tử thần', 24/9/14
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện trong phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc về việc thành lập liên minh để triệt hạ 'mạng lưới tử thần', 24/9/14

Các giới chức quân đội Hoa Kỳ cho biết các cuộc không kích chống các phần tử chủ chiến Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria chỉ là khởi đầu cho một chiến dịch quân sự có thể kéo dài một thời gian. Thông tín viên VOA Jim Malone tường thuật rằng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Mỹ ủng hộ chiến dịch trên không, nhưng một nỗ lực quân sự kéo dài chống nhóm cực đoan, còn gọi là ISIL, có thể thử nghiệm sự kiên nhẫn của công chúng Hoa Kỳ.

Khi chiến dịch quân sự chống ISIL bắt đầu tăng lên, thì những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama cũng như thế nhằm duy trì sự ủng hộ của công luận cho các biện pháp đang được thực hiện.

Ngoài việc chống chọi với sự ủng hộ trong nước, ông Obama còn kêu gọi hành động của quốc tế chống ISIL trước Liên Hiệp Quốc:

“Không thể có lý giải, không có thương lượng với nhóm thủ ác này. Ngôn ngữ duy nhất mà những kẻ giết người như thế này hiểu được là ngôn ngữ của vũ lực”.

Tổng thống đã giành được biểu quyết ủng hộ của quốc hội cho kế hoạch vũ trang và huấn luyện các phần tử nổi dậy Syria ngay trước khi các nhà lập pháp rời Washington để trở về quê hương cho chiến dịch bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Nhưng chưa rõ khi nào hoặc liệu quốc hội có tranh luận về sự ủy quyền đặc biệt cho chiến dịch quân sự chống ISIL hay không.

Nhà phân tích John Fortier của Trung tâm Chính sách Lưỡng viện nói điều quan trọng là ông Obama duy trì được sự ủng hộ của cả công chúng lẫn quốc hội cho sứ vụ này:

“Tôi nghĩ tổng thống phải tìm một giải pháp ở giữa. Một số người bên phải sẽ nói rằng ông ấy làm chưa đủ, hoặc là can thiệp quân sự hoặc chỉ là một kế hoạt không hiệu quả. Đó là vấn đề tranh luận. Và phía bên trái thì sẽ lo lắng ông ấy đang quay trở lại Iraq”.

Một số nhân vật bảo thủ không hài lòng về việc Tổng thống Obama loại bỏ việc sử dụng bộ binh chống ISIL. Dân biểu Cộng Hòa Peter King của New York khi được phỏng vấn trong chương trình Tin tức Chủ Nhật của đài truyền hình Fox nói:

“Tôi không biết tại sao Tổng thống nói trước là chúng ta sẽ không can thiệp quân sự. Không nên gạt bỏ điều gì ra khỏi bàn. Đừng bao giờ để cho kẻ thù biết rằng bạn sắp làm gì hay không làm gì”.

Trong khi những cuộc thăm dò dư luận gần đây ủng hộ cho các cuộc không kích chống ISIL thì sự ủng hộ đó không dành cho việc sự dụng bộ binh Hoa Kỳ. Ông John Mueller, một chuyên gia về công luận và chiến tranh tại trường đại học tiểu bang Ohio, nói:

“Những nỗ lực với mục tiêu thu hẹp, hỗ trợ và không thiệt hại tính mạng người Mỹ có thể có một sự nhân nhượng nhất định, nhưng không hơn thế. Công luận Mỹ dường như chán ngấy với việc dính líu vào các cuộc chiến nước ngoài như thế này”.

Các chuyên gia cho rằng tổng thống đang đối diện với thách thức duy trì sự ủng hộ của công chúng cho một sự can thiệp quân sự nguy hiểm và không tiên đoán được, có thể kéo dài vô thời hạn.

Bà Karlyn Bowman giám sát vấn đề công luận ở Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định:

“Thật sự rất khó nhìn vào một quả cầu pha lê và nói nó sẽ chịu được bao lâu. Nhưng dĩ nhiên nếu bạn nhìn vào lịch sử công luận, sự ủng hộ sẽ duy trì được nếu sứ vụ đưa ra rõ ràng và ông ấy (tổng thống) theo đuổi thành công”.

Lịch sử gần đây cho thấy công chúng thường ủng hộ lúc đầu cho các hoạt động quân sự Hoa Kỳ, nhưng sự ủng hộ đó nhanh chóng phai nhạt. Tổ chức Gallup cho biết hơn 80% người Mỹ ủng hộ cho việc chiếm đóng Afghanistan của Hoa Kỳ vào năm 2001, trong khi 64% ủng hộ cho việc đưa bộ binh vào Iraq trước khi chiếm đóng vào năm 2003. Nhưng một khảo sát gần đây của AP/GfK cho thấy 3 trong số 4 người Mỹ hiện cho rằng cả hai cuộc chiến trên đều bị xem là thất bại.

VOA Express

XS
SM
MD
LG