Đường dẫn truy cập

TTg Phúc: Chính phủ do dân, vì dân và Việt Kiều cũng là dân


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón kiều bào về nước đón Tết tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 7/2. (Ảnh chụp trang web Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón kiều bào về nước đón Tết tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 7/2. (Ảnh chụp trang web Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói với đại biểu kiều bào về thăm quê hương và đón Tết rằng “Tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con” và kêu gọi họ “chung tay xây dựng Tổ quốc.”

Truyền thông trong nước cho biết người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn Kiều bào Việt Nam về nước đón Tết theo chương trình “Xuân quê hương 2018” tại Trụ sở Chính phủ ở Hà Nội hôm 7/2.

Tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói qua trích dẫn của truyền thông trong nước

Thủ Tướng Phúc nói ông đánh giá cao những đóng góp của kiều bào trong nhiều lĩnh vực và những đóng góp tri thức cho sự phát triển của Việt Nam.

Trang mạng VietNamNet và Diễn Đàn Doanh Nghiệp dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói tại buổi gặp mặt: “Chính phủ do dân, vì dân, trong đó Việt kiều cũng là người dân.”

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiện nay ước lượng vào khoảng 4.5 triệu người đang sinh sống, lao động, học tập tại 109 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, theo ghi nhận của Hà Nội Mới. Trong số này có khoảng 400.000 chuyên gia, trí thức có trình độ học vấn cao. Ước tính khoảng 80% người Việt thành đạt ở nước ngoài đang sống ở các nước phát triển.

Việt kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình đã phải bỏ trốn khỏi Việt Nam vì bị tuyên án 13 năm tù về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ.”
Việt kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình đã phải bỏ trốn khỏi Việt Nam vì bị tuyên án 13 năm tù về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ.”

Chính sách của nhà nước Việt Nam khẳng định “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua luôn tìm cách thu hút người Việt ở hải ngoại trở về làm việc và đầu tư trong nước. Hàng năm, kiều bào Việt Nam gửi hàng tỷ USD về giúp người thân và đầu tư.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ban hành cách đây hơn 1 thập kỷ được cho là nhằm mục đích này.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập trong nước, nhận định chính sách này không thành công.

“Có một tri thức hải ngoại nói với tôi rằng ông đã làm một tổng kết và kể từ năm 2003 khi nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, thì cho tới nay cực kỳ ít ỏi trí thức ở hải ngoại được trọng dụng và có đất dụng võ ở Việt Nam. Nói chung họ không có vai trò gì đáng kể.”

Theo TS Dũng, có nhiều người “đã về nước để hít thở bầu không khí ở đây nhưng sau một thời gian hít thở thì họ thấy căng thẳng quá, và cuối cùng đã phải bỏ Việt Nam để trở về nơi họ đang sinh sống."

Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam chính thức ra tòa quốc tế

Một trong số những Việt kiều về Việt Nam đầu tư nhưng gặp rắc rối là ông Trịnh Vĩnh Bình. Ông Bình về Việt Nam đầu tư nhưng bị chính phủ Việt Nam tuyên án 13 năm tù về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ.” Sau đó ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra tòa án quốc tế với mức bồi thường ít nhất 1,25 tỷ USD.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Việt kiều Pháp, bị trục xuất khỏi Việt Nam vì bị cáo buộc có các “hoạt động phạm pháp và có liên hệ tới đảng Việt Tân
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Việt kiều Pháp, bị trục xuất khỏi Việt Nam vì bị cáo buộc có các “hoạt động phạm pháp và có liên hệ tới đảng Việt Tân

Việt Nam ra quyết định tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng

Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng là một trong nhiều Việt kiều đã trở về Việt Nam làm việc và sinh sống. Ông về Việt Nam vào năm 2000 sau 30 năm định cư tại Pháp. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng sau cùng bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất ra khỏi nước vào năm 2017 với cáo buộc là có các “hoạt động phạm pháp và có liên hệ tới đảng Việt Tân, một tổ chức bị Hà Nội coi là một nhóm “khủng bố.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG